Submit Google là hành động khai báo URL với Google nhằm yêu cầu được thu thập dữ liệu và index URL đó. Do đó, Submit URL còn giúp rút ngắn thời gian lập chỉ mục trên kết quả tìm kiếm. Để hiểu rõ hơn về Submit URL lên Google các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Những điều cần biết về Submit URL Google
Submit URL (hay website) là thông báo với công cụ tìm kiếm về việc trang (hay website) này có tồn tại (hoặc được cập nhật) và yêu cầu Google thực hiện quá trình lập chỉ mục.
Nếu bạn chưa thực hiện khai báo website với Google, các nội dung của bạn vẫn được index một cách tự nhiên nhưng cần nhiều thời gian hơn.
Do đó, Submit Google giúp thúc đẩy và kiểm soát quá trình cung cấp nội dung cho người dùng tốt hơn.
Nhưng trước hết:
Tìm hiểu về SEO ngay!
2. Hướng dẫn Cách submit Google
Submit Sitemap (sơ đồ trang web) qua Search Console
Ở đây, bạn có thể hiểu:
Sitemap (Sơ đồ trang web) là một trang liệt kê tất cả URL của website nhằm giúp trình thu thập của công cụ tìm kiếm hiểu và thu thập dữ liệu hiệu quả hơn.
Đây được xem là cách submit website lên Google tối ưu nhất. Và mất khoảng 2-3 tuần thì tiến trình Submit Google này mới thực hiện xong. Tuy nhiên, cần đảm bảo những URL của nội dung mới đã được cập nhật vào Sitemap.
Nếu bạn đang dùng website WordPress kèm với plugin tối ưu SEO (Yoast SEO, Rankmath…), sơ đồ trang web của bạn sẽ tự động cập nhật. Bạn chỉ cần thực hiện thao tác thêm sơ đồ trang Web vào Google Search Console.
Thao tác để Submit toàn bộ Website với Sitemap
Bước 1: Kiểm tra đường dẫn Sitemap của website bạn là gì. Thông thường sơ đồ trang web có dạng: Domain/sitemap.xml hoặc không, bạn cứ nhập vào và sẽ được điều hướng tới đường dẫn chính xác nhất và copy nó.
Ví dụ: tienziven.com/sitemap.xml sẽ được điều hướng sang tienziven.com/sitemap_index.xml
Bước 2: Truy cập vào Google Search Console > Chọn Domain cần Submit Website > Chọn mục “Sơ đồ trang web”
Bước 3: Chỉ cần nhập phần mở rộng sơ đồ trang XML vào hộp “Add a new sitemap”. Sau đó Chọn “Submit”
Cách submit website lên Google
> Đọc ngay: Silo là gì và cách xây dựng Silo cho Website
Lưu ý
Trong trường hợp bạn đã Submit Sitemap XML và giờ bạn chỉ muốn Submit URL mới thì bạn có thể “Submit phiên bản cập nhật của Sitemap” để thông báo với Google rằng website của bạn đã có sự thay đổi.
Ở đây, bạn sử dụng chức năng ping website lên Google để thông báo bằng cách gửi yêu cầu HTTP GET như sau: http://www.google.com/ping?sitemap=https://example.com/sitemap.xml
Điều này sẽ được thực hiện một cách tự động nếu bạn sử WordPress và kết hợp với một Plugin SEO. Cụ thể khi bạn có bài viết mới được xuất bản thì Sitemap sẽ tự động Update và Ping Google.
Tham khảo thêm Plugin SEO cho WordPress mà TIEN ZIVEN thường dùng: Yoast SEO là gì
Submit URL Google từng bài viết với Search Console
Để Submit Google từng URL, bạn cần sử dụng công cụ Google Webmaster tool Submit URL (https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url). Thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Vào Google Search Console theo đường dẫn: https://search.google.com/search-console/welcome?hl=en
Bước 2: Chọn “Kiểm tra URL”, nhập URL muốn submit vào hộp thoại và nhấn Enter

Bước 3: Bấm vào nút “request indexing” ở cuối hộp để được thêm vào danh sách đợi Index. (Bạn sẽ được thông báo xác nhận của hệ thống, bạn chỉ cần tắt nó là được).

> Xem ngay: Checklist Technical SEO
3. Cách kiểm tra website hay URL đã được index hay chưa
Để check xem Submit URL Google đã được Index hay chưa, bạn có thể sử dụng Google Search Console hoặc kiểm tra ngay trên Google. Cả hai cách này đều rất đơn giản và nhanh (chỉ tốn chưa tới 30s thực hiện). Các bước kiểm tra index cụ thể như sau:
Cách 1: Sử dụng Google Search Console
- Bước 1: Ở phần menu, bạn chọn mục “Kiểm tra URL”
- Bước 2: Nhập URL muốn kiểm tra và nhấn Enter. Sau khi dữ liệu được truy xuất, bạn sẽ thấy kết quả.
Nếu Google Search Console xác nhận đã add URL vào Google, sẽ hiển thị như sau:

Hoặc submit Google rồi nhưng URL chưa được Index, sẽ hiển thị như sau:
add url vào google – TIEN ZIVEN
Cách 2: Sử dụng Google
Bạn nhập vào hộp thoại tìm kiếm của Google với cấu trúc như sau:
- site:Domain khi bạn muốn kiểm tra Index Google cho cả website
- site:URL khi bạn muốn kiểm tra tình trạng Submit URL cho bài viết cụ thể
Bạn sẽ thấy kết quả trả về như sau khi bài viết đã được lập chỉ mục
Ngược lại, Google sẽ thông báo không có thông tin khi chưa được Google index. Nếu nội dung hay website của bạn chưa được lập chỉ mục, mời bạn sang phần 4 để giải quyết tình trạng Submit URL Google nhé!
4. Mẹo tăng tốc submit URL lên Google
Nếu bạn muốn submit Google một loạt các URL hoặc Submit cả URL trên các trang con khác thì bạn có thể áp dụng 1 trong 3 cách dưới đây:
Cách 1: Internal link đến bài viết mới
“Khai báo” bằng Internal Link (Tuy nhiên, bạn cần chèn Internal Link sao cho phù hợp với ngữ cảnh để tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng).
Cách 2: Dùng Blogger để index Google nhanh
Dùng Blogger để Submit hàng loạt URL. Bạn có thể thực hiện theo các 3 bước sau đây:
- Bước 1: Đăng nhập Blogger (Nếu bạn chưa có, bạn hãy tạo một tài khoản Blogger)
- Bước 2: Kết nối trang Blogspot với Google Search Console
- Bước 3: Đăng bài trên Blog và chèn các URL vào bài viết này để Google có thể cào và Index chúng.
- Bước 4: Khai báo URL với Google bằng Search Console như hướng dẫn ở mục 2
Cách 3: Sử dụng công cụ ép Index
Ngoài Google Search Console, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ do bên thứ 3 để Submit URL, ví dụ như Lar Index, Indexking, My Pagerank…
Lưu ý: Đây là cách rất khuyến khích để hạn chế tình trạng spam. Vì việc Add URL Google Submit qua Search Console sẽ bị giới hạn. Số lượng URL được submit cụ thể mỗi ngày sẽ còn tùy thuộc vào website của bạn.
Cách 4: Chạy Google Ads
Ngay sau khi đăng tải nội dung, bạn có thể tiến hành chạy Google Ads cho chính bài viết này. Công cụ Google Ads nhận được yêu cầu và khiến Google phải quét qua nội dung trước khi xếp hạng quảng cáo.
Do đó cách này có thể được xem là cách submit URL Google miễn phí 100% nhưng rất hiệu quả.
Cách 5: Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội
Việc hoạt động mạng xã hội là một yêu cầu cơ bản để xác thực Entity của doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, bằng cách chia sẻ các bài viết lên mạng xã hội giúp thu hút một lượng traffic vào website.
Điều này khiến Google Bot quan tâm và sẽ tăng cường thu thập và lập chỉ mục cho bài viết nhanh hơn.
Một số mạng xã hội với số lượng người dùng đông đảo có thể kể đến là: Facebook, Instagram, Twitter, Tumblr, LinkedIn…
Cách 6: Mua backlink do-follow chất lượng
Vơi backlink do-follow, trình thu thập dữ liệu sẽ có thể lần theo những liên kết và đến website của bạn. Với một backlink chất lượng đặt ở website có DR cao sẽ được Google ưu tiên thu thập dữ liệu nhiều hơn. Từ đó, bài viết của bạn cũng tăng khả năng được index.
Vì đây là mẹo khá tốn kém, nên mời bạn xem thêm cách đặt backlink hiệu quả để thực hiện tiết kiệm nhất.
Cách 7: Kiểm soát số lượng bài viết index của website
Mẹo số 7 bạn cần áp dụng xuyên suốt. Điều này có nghĩa bạn cần quan tâm về số lượng nội dung Submit Google website bạn. Đó là vì John Muller đã đề cập về việc Google không lập chỉ mục toàn bộ nội dung website.
Bạn cần kiểm soát số lượng Index Google bằng cách noindex, nofollow các nội dung không cần thiết. Từ đó, những nội dung quan trọng hơn có khả năng được index cao hơn khi submit URL.
Bài viết đề xuất AMP là gì? Giải đáp về AMP
5. Một vài lưu ý về cách index website lên Google
Khi cạnh tranh SEO ngày càng cao, ai cũng muốn bài viết của mình được gửi url lên Google sớm nhất. Vậy làm thế nào để Google index nhanh bài viết của bạn? Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết Google Index là gì. Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý và mẹo nhỏ để bạn tham khảo:
- Tích cực chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội như Facebook, Google +, Twitter, Pinterest, Reddit,…. ngay sau khi vừa xuất bản bài viết.
- Cải thiện tốc độ tải trang
- Xây dựng nội dung unique, hữu ích và chất lượng.
- Lập lịch xuất bản các bài mới theo chu kỳ với tần suất bài trên ngày, tuần, tháng cố định. Tránh việc đăng bài một cách thưa thớt.
- Xây dựng và tối ưu các liên kết nội bộ chuẩn SEO tốt
- Tối ưu các thẻ tag, category.
- Xây dựng cấu trúc trang Web chuẩn SEO, tạo sitemap bằng công cụ chất lượng.
- Tận dụng các dịch vụ ping Website lên Google miễn phí.
Tham khảo ngay khoá học đào tạo SEO TIEN ZIVEN!
Kết luận
Những chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn hiểu được vì sao phải submit URL Google và biết cách index google nhanh. Các bạn hãy thử áp dụng để bài giúp tăng tốc Submit Google lên máy chủ tìm kiếm Google được nhanh hơn nhé. Chúc các bạn thành công!
Nguồn tham khảo:
Bài viết đề xuất: