Trong phần tài liệu SEO căn bản, TIEN ZIVEN đã giới thiệu đến bạn về SERP là gì. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một trong các kỹ thuật quan trọng nhất. Kỹ thuật này giúp xây dựng nền tảng SEO (research keyword) và giúp bạn có được nhiều dữ liệu khác. Cùng tìm hiểu SERP analysis là gì, tại sao cần và các bước phân tích kết quả tìm kiếm nào.
1. SERP analysis là gì?
SERP analysis là quá trình phân tích trang kết quả tìm kiếm (SERP) của một truy vấn (từ khoá) nhất định.
Dễ hiểu hơn, đây là việc bạn thực hiện phân tích những thông tin có được từ trang kết quả tìm kiếm
Trong đó: SERP là Search Engine Result Page. Ví dụ dễ thấy: xác định đối thủ cạnh tranh, độ khó SEO của từ khoá, xác định search intent…
Như chúng tôi giới thiệu, SERP Analysis hỗ trợ quá trình nghiên cứu từ khoá vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, còn những lợi ích khác của phân tích SERP mà tôi sẽ giới thiệu bạn ở mục 2.
> Đọc ngay: Từ khoá SEO là gì?
2. Tại sao cần phân tích kết quả tìm kiếm
Trước khi tìm hiểu những lợi ích của SERP analysis, tôi muốn bạn nắm chắc mục tiêu SEO là gì? Có phải là đạt top cao trong trang kết quả tìm kiếm?
Nếu không thì bạn không cần phải triển khai SEO nữa. Đó là vì quá trình SEO luôn luôn gắn liền với SERP. Và một số mục đích sử dụng SERP Analysis là:
2.1. Xác định đúng ý định tìm kiếm
Việc xác định đúng ý định tìm kiếm có vai trò rất quan trọng khi Google triển khai Semantic Search. Và kết quả của ý định người dùng nằm ngay trên trang kết quả tìm kiếm. Đọc bài viết Semantic Search là gì để hiểu hơn về thuật toán này nhé!
Xác định đúng Search Intent của keyword giúp tăng khả năng đạt TOP cao
Qua vài thao tác SERP Analysis, bạn có thể thực hiện:
- Gom từ khoá (có chung search intent). “SEO hàng trăm từ khoá với 1 URL”
- Phân tích, lập dàn bài để xây dựng bài viết chuẩn SEO
- Nâng cao chất lượng SEO Content thông qua đáp ứng nhiều nhu cầu tìm kiếm hơn.
2.2. Phân tích đối thủ (Sử dụng Content Gap để cải thiện nội dung)
Có thể nói, phân tích SERP để phục vụ người dùng là phụ chứ mục đích chính vẫn là phân tích đối thủ. Các bậc thánh nhân luôn nhắc câu “biết địch biết ta, trăm trận không bại” và biến nó thành chân lý. Với phân tích trang kết quả tìm kiếm, những dữ liệu bạn có được trước tiên là: Đối thủ là ai? Từ đó sẽ phát triển ra được:
- Đối thủ đang có gì?
- Và họ có những điểm hạn chế nào để mình vượt trội hơn?
2.3. Cập nhật ý định người dùng liên tục (Cải thiện và Duy trì thứ hạng)
Lợi ích thứ 3 của SERP Analysis liên quan đến quá trình Audit website định kỳ. Không có gì chắc chắn thứ hạng của bạn là được đảm bảo duy trì. Một trong các nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng là nội dung không còn phù hợp search intent hiện tại. Do đó, phân tích trang kết quả tìm kiếm giúp bạn phát hiện kịp thời để cải thiện hoặc duy trì thứ hạng hiện có.
Tìm hiểu toán tử tìm kiếm Allintitle là gì?
3. Các bước phân tích
Bạn có thể hiểu đây là các bước thực hiện phân tích trang kết quả tìm kiếm hoặc những tiêu chí triển khai SERP Analysis. Phần này chúng tôi hướng dẫn bạn sử dụng thông tin và phân tích từ Google search và Ahrefs. Không để bạn đợi lâu, bắt đầu ngay nào!
3.1. Phân tích đặc tính của kết quả tìm kiếm
Chưa cần thực hiện điều gì, kết quả tìm kiếm đã có rất nhiều thông tin cho bạn. Các chuyên gia (và cả TIEN ZIVEN) gọi hầu hết thông tin này là đặc tính của kết quả tìm kiếm (SERP Features). Bước này chúng tôi ưu tiên đầu vì có thể giúp bạn có được lượng lớn traffic tiềm năng.
Một số đặc tính hay gặp của kết quả tìm kiếm bao gồm: Google Shopping, Video, Hình ảnh, địa điểm, FAQs, Featured Snippet.
Vì SERP features chiếm không gian khá lớn nên dễ dàng thu hút traffic tìm năng
Như trên, bạn có thể phân tích từng từ khoá với kết quả chính xác nhất ngay tại thời điểm đó. Chỉ cần nhập keyword vào search box và tìm kiếm, bạn sẽ nhận được kết quả.
Tuy nhiên cách tối ưu nhất để nghiên cứu hàng trăm từ khoá là dùng công cụ Ahrefs. Đặt tất cả keyword vào tính năng Keywords Explorer > Xuất file > Phân tích thông tin ở cột SERP Features.
3.2. Phân tích loại nội dung
Ý định người dùng bao hàm rất nhiều yếu tố, bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại Search Intent là gì. Nhưng đặc điểm để bạn quan tâm ở đây là loại nội dung. Nếu ý định của phần lớn người dùng là tìm kiếm thương mại (ý định mua hàng), thì nội dung blog post của bạn về keyword đó không thể đạt top cao.
Có nhiều loại nội dung của trang web, việc xác định đúng giúp bạn tiết kiệm tài nguyên SEO rất lớn. Các nội dung thường gặp là: Danh mục, sản phẩm, dịch vụ, thông tin, tin tức, video…
Xem ngay công cụ Keywordtool.io là gì và cách sử dụng chi tiết!
3.3. Phân tích Outline bài viết
SERP analysis giúp bạn lập dàn ý cho SEO Content hiệu quả dựa trên đối thủ. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết cách nghiên cứu outline content tại bài viết SEO content là gì.
3.4. Phân tích các từ khoá phụ, từ khoá LSI và Semantic keyword
Ở mức độ sơ cấp, các từ khoá LSI và semantic hiển thị ngay trên trang kết quả tìm kiếm. Ví trí của chúng là phần Related Searchs, Search Suggest và Image search tags.
Ở mức độ cao cấp, bạn sử dụng Ahrefs hoặc công cụ tối ưu SEO Content chuyên nghiệp. Đối với Ahrefs, tiếp tục sử dụng tính năng Keywords Explorer bằng cách nhập keyword chính. Tiếp theo click và also search for > Chọn top 10.

Đối với công cụ SEO Content khác (Surfer SEO hoặc tính năng TF-IDF của Website Auditor). Xác định chính xác đối thủ và nhập vào. Những phần mềm SEO sẽ phân tích nội dung của họ để đề xuất bạn những từ khoá phụ, LSI và cả Semantic để bổ trung cho SEO Content.
3.5. Phân tích độ uy tín của đối thủ
Ở đây, phân tích độ uy tín của tất cả đối thủ trong top 10 bằng cách nhập từ khoá chính vào Keywords Explorer. Sau đó di chuyển xuống phần SERP overview. Các thông tin bạn có thể phân tích được gồm:
- Mức độ thẩm quyển bởi yếu tố offpage: AR, DR, UR, backlinks, referring domains
- Độ uy tín từ yếu tố onpage: Traffic và từ khoá mà trang web đạt thẩm quyền cao nhất.
Ngoài ra, với thông tin URL của đối thủ từ SERP, bạn phân tích từng đối thủ thông qua Site Explorer.
3.6. Phân tích Content Gap
Thật thiếu sót cho những ai dùng Ahrefs nhưng chưa sử dụng đến tính năng Content Gap. Chức năng này giúp bạn phát hiện những từ khoá, nội dung mà đối thủ đang có mà mình chưa triển khai. Dựa vào đó, bạn có thể nghiên cứu từ khoá để tối ưu cho bài viết hoặc nâng cao chất lượng nội dung toàn website.
Thực hiện bằng cách:
Bước 1: Vào Site Explorer > nhập website của bạn và tiến hành phân tích

Bước 2: Chọn Content Gap và nhập các đối thủ của bạn vào những ô trống

Bước 3: Tiến hành phân tích

*Ahrefs xuất nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào thiết lập bạn mong muốn. Content Gap có thể phân tích sự thiếu hụt nội dung trong 1 URL của bạn với đối thủ hay thậm chí là những nội dung bạn chưa có ở quy mô toàn website.
Kết luận
Phía trên là tất cả những yếu tố bạn có thể phân tích được từ trang kết quả tìm kiếm để khởi đầu cho quy trình SEO căn bản. Hy vọng qua bài viết này bạn hiểu hơn quá trình SERP analysis là gì? Và cả cách phân tích hiệu quả từ trang kết quả và công cụ Ahrefs.
Nguồn tham khảo: What is SERP analysis and how does it boost your keyword research? – Mangools
Nếu có góp ý hay thắc mắc, xin liên hệ đến fanpage TIEN ZIVEN của chúng tôi. Cảm ơn và mong được bạn ủng hộ thêm nhiều bài viết hay khác:
Xem ngay khoá học Đào tạo SEO nâng cao TIEN ZIVEN!