SEO hình ảnh là việc chỉnh sửa hình ảnh để có chất lượng, dung lượng, kích thước tối ưu và cung cấp thông tin về ảnh nhằm giúp Google dễ hiểu hơn. TIEN ZIVEN sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mục đích tối ưu hóa hình ảnh cho website.
Cách SEO hình ảnh lên google được chúng tôi sắp xếp lần lượt theo thứ tự
Mục đích SEO hình ảnh là gì?
Tối ưu hình ảnh là công việc rất cần thiết cho quá trình thực hiện Tối ưu Onpage. Mục đích tối ưu hóa hình ảnh bao gồm:
- Tăng tốc độ tải cho webpage
- Giúp nội dung trên SERP sinh động với người dùng nhưng đảm bảo chất lượng để có trải nghiệm tốt
- Giúp Google dễ hiểu nội dung hình ảnh và tổng thể bài viết
- Thu hút thêm nhiều traffic với các thị trường có search intent là hình ảnh. Cụ thể như giày, thời trang, nội thất, ngoại thất…
- Bổ trợ cho việc SEO google maps khi tăng khả năng xếp hạng theo địa phương. Từ đó nâng cao hiệu quả Marketing
Tất cả các bước tối ưu hình ảnh cho website có thể được thực hiện dễ dàng trên Adode Bridge. Tuy nhiên, khi hiểu hết cách SEO hình ảnh lên Google, bạn vẫn có thể sử dụng một phần mềm khác mà vẫn đạt được hiệu quả tối ưu hoá hình ảnh.
> Tham khảo ngay bài viết Tổng quan về SEO!
Chọn hình ảnh liên quan tới nội dung bài viết
Trước tiên về mặt trực quan, bạn cần lựa chọn hình ảnh có nội dung sát với bài viết.
Những hình ảnh này giúp đảm bảo người dùng có trải nghiệm tốt với nội dung
Không cố gắng đánh lừa Googe. Vision AI có khả năng hiểu nội dung của ảnh một cách trực quan như chúng ta.
TIEN ZIVEN khuyến khích bạn dùng những hình ảnh tự thiết kế hay tự chụp. Hoặc khi lựa chọn, bạn cần đảm bảo các tiêu chí về độ nét hình ảnh, hình ảnh hấp dẫn và không vi phạm các nguyên tắc bản quyền.
> Tìm hiểu khái niệm: Slug trong wordpress
Chọn từ khoá để tối ưu tên hình
Nguyên tắc: Lựa chọn từ khoá có chung Search Intent để đặt tên hình.
Ahrefs sẽ là công cụ giúp bạn xác định các từ khoá này một cách nhanh chóng.
Bước 1: Truy cập Ahrefs > Keyword Explorer > Nhập keyword chính > Chọn quốc gia và công cụ tìm kiếm > Search

Bước 2: View all cột Also rank for

Bước 3: Chọn Top 10 và dùng các từ khoá này để đặt tên hình.

Đặt tên hình với các tiêu chí:
- Tên hình có chứa từ khoá và liên quan đến nội dung
- Đặt tên bằng từ không dấu, cách nhau bằng dấu gạch ngang “-”
- Tên hình ảnh không quá dài (nên ít hơn 30 ký tự)
Đọc ngay: Thẻ Heading là gì?
Tối ưu hình ảnh về định dạng
Để SEO hình ảnh lên google hiệu quả, bạn cần biết thêm về phần định dạng (file extension) của hình ảnh. Một số định dạng bạn thường thấy khi lướt web như: SVG, JPG, JPEG, PNG, GIF và WebP. Các định dạng sẽ có một điểm ưu việt riêng.
Một số định dạng cần tối ưu hoá hình ảnh
Cụ thể:
- JPG và JPEG là lựa chọn tối ưu đối với ảnh chụp, đảm bảo màu sắc hiển thị và độ nét với dung lượng thấp.
- PNG chắc chắn phù hợp với những hình ảnh, vector mà bạn muốn giữ hiệu ứng trong suốt.
- GIF rất thích hợp với hình ảnh động
- WebP là định dạng được sinh ra để chuyên phục vụ cho hiển thị Website. Định dạng này có khả năng nén tốt hơn JPG và PNG. Tuy nhiên, chỉ có 2 trình duyệt Chrome và Opera hỗ trợ.
Hiện nay có nhiều công cụ online hỗ trợ việc thay đổi định dạng, kích thước, dung lượng ảnh. Tuy nhiên, TIEN ZIVEN sẽ hướng dẫn chi tiết bạn sử dụng Adobe Bridge để tối ưu hóa hình ảnh cho website.
Kích thước và dung lượng hình ảnh
Không có một tài liệu từ Google nói về kích thước hay dung lượng hình ảnh bao nhiêu là tối ưu.
Bạn cần hiểu được rằng:
- Tối ưu kích thước ảnh nhằm tăng trải nghiệm người dùng khi lướt bài viết.
- Tối ưu dung lượng nhằm tăng tốc độ tải trang nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, độ nét.
Do đó, tiêu chuẩn bạn cần đảm bảo:
- Kích thước ảnh chuẩn up website sẽ linh động theo từng thị trường. Điều này có nghĩa sẽ có thị trường cần ảnh kích thước lớn. Tuy nhiên chiều ngang (width) ít nhất là 700px. Và tất cả hình ảnh trong nội dung đểu có chung độ ngang.
- Dung lượng hình ảnh không nên nhiều hơn 150Kb.
Hướng dẫn sử dụng Adobe Bridge tối ưu hóa hình ảnh cho website
(TIEN ZIVEN đang sử dụng phiên bản 2021)
Bước 1: Mở Adobe Bridge > Click chuột phải vào hình ảnh (hoặc những hình) cần tối ưu > Export to

Bước 2: Chọn các option định dạng, kích thước và tỉ lệ nén phù hợp với nhu cầu > Xuất hình ảnh

Như vậy, TIEN ZIVEN đã hướng dẫn bạn cách seo hình ảnh cơ bản. Chúng ta tiếp tục tối ưu hình ảnh khi đăng tải lên website nhé.
Thêm thẻ ALT
ALT tag là văn bản thay thế nằm trong trong thẻ HTML
với cú pháp alt=””. ALT được dùng với mục đích mô tả nội dung hình ảnh và hiển thị mô tả này khi hình ảnh không được hiển thị vì một số lý do.
Hãy viết thẻ Alt như cách bạn mô tả hình ảnh đó cho người khiếm thị. Sean Work
Như vậy, bạn cần điền vào alt tags nội dung súc tích, ngắn gọn và liên quan tới từ khoá nhé. Tuy nhiên không nên lạm dụng Alt tag để nhồi nhét từ khoá. Google sẽ phát hiện và đánh giá xấu nội dung của bạn.
Trên WordPress bạn có thể thêm thẻ Alt dễ dàng trong khung văn bản thay thế. Đối với các website code tay hay các nền tảng khác, bạn hãy thêm thẻ alt theo ví dụ:
<img scr=”https://tienziven.com/wp-content/uploads/2021/02/dao-tao-seo.jpeg” alt=“đào tạo SEO TIEN ZIVEN”>
Nếu bạn muốn mô tả hình ảnh dài hơn, hãy cân nhắc sử dụng thuộc tính longdesc. Đọc chi tiết tại bài viết: Alt text là gì?
Thuộc tính title của hình
Nếu bạn sử dụng nền tảng website WordPress sẽ thường thấy tiêu đề ảnh mỗi khi upload hình. Thuộc tính title trong
không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SEO. Tiêu đề ảnh sẽ hiển thị khi bạn rê chuột tới hình ảnh thôi. Điều này giúp tăng trải nghiệm người dùng khi truy cập website.
Cách TIEN ZIVEN hay làm là đặt thẻ ALT bằng mô tả từ khoá không dấu, đặt thẻ tiêu đề ảnh là mô tả có dấu.
Đối với các website code tay, bạn thêm thuộc tính này với cú pháp:
<img scr=“URL hình” tittle=“mô tả có dấu” alt=“mo ta khong dau”>
Đừng quên caption cho hình ảnh
Theo Neil Patel, ông nói rằng chú thích được đọc 300% so với nội dung của cả bài viết.
Thật vậy, hãy nhớ tới lần bạn lướt nhanh nội dung một bài viết gần nhất. Có phải bạn sẽ để ý đến các tiêu đề, hình ảnh và các chú thích của chúng là chủ yếu không?
Do đó, việc thêm chú thích cho hình làm tăng trải nghiệm của người dùng trên trang.
Hãy thêm những chú thích hấp dẫn và phù hợp nhé!
Nhưng không nhất thiết tất cả hình ảnh phải thêm caption. Đôi khi, caption sẽ trở nên thừa, làm sao để nội dung của bạn hay và hấp dẫn cho người xem.
Vừa rồi là các bước tối ưu hóa hình ảnh cho website cơ bản. Nào, chúng ta cùng bước sang các phương pháp tối ưu hình ảnh nâng cao.
Sử dụng responsive image
Tác dụng của responsive image là cải thiện tốc độ tải trang với tính năng load hình ảnh phù hợp với từng chiều dài màn hình.
Bạn thực hiện bằng cách thêm thuộc tính scrset trong thẻ
. Ví dụ mẫu dưới đây, trình duyệt sẽ sử dụng hình kích thước nhỏ làm mặc định. Khi gặp các màn hình rộng hơn (1000px hay 2000px), trình duyệt sẽ hiển thị các phiên bản khác.
<img src=”hinh-nho.jpg” scrset=”hinh-vua.jpg 1000w, hinh-to.jpg 2000w” alt=””>
Long description
Như TIEN ZIVEN đã giới thiệu ở mục thẻ alt, long description được áp dụng khi bạn muốn chèn một mô tả dài cho hình ảnh. Cú pháp cụ thể:
<img alt=”Tâm Trần” longdesc=”https://tienziven.com/tam-tran/”>
Thuộc tính này TIEN ZIVEN đề cập để bạn tham khảo, nhưng không cần thiết để sử dụng nhiều.
> Đọc thêm Cách tối ưu SEO tiêu đề trang
Open Graph và Twitter Card giúp website thân thiện hơn với mạng xã hội. Cụ thể là Facebook và Twitter. Sau đó bạn nhận được backlinks từ 2 nền tảng này. Điều này gián tiếp seo hình ảnh lên Google.
Các thẻ này sẽ hoạt động: Khi bạn chia sẻ URL lên mạng xã hội, Facebook hay Twitter sẽ hiển thị bản xem trước nhanh hơn. Các thông tin hiển thị bao gồm: Tiêu đề, mô tả và ảnh đại điện.
Bạn cần khai báo ở thẻ của mỗi trang web với cú pháp:
Với Open Graph:
<meta property="og:title" content="Tiêu đề bài viết - Thẻ Title" />
<meta property="og:description" content="Đoạn mô tả - thẻ meta description" />
<meta property="og:url" content="URL bài viết" />
<meta property="og:image" content="URL hình đại điện" />
Với Twitter Card:
<meta name="twitter:card" content="URL hình đại điện" />
Nếu bạn đang sử dụng website nền tảng wordpress thì 2 thẻ này đã được Yoast SEO hỗ trợ.
EXIF data là các dữ liệu mô tả nằm trong hình ảnh kỹ thuật số bao gồm: thời gian, vị trí chụp ảnh, loại máy ảnh, kích thước, dung lượng…
Về chuyên sâu, dữ liệu này được mô tả bằng định dạng XML và chiếm dung lượng trong hình. Và tất nhiên Bot Google Image có thể đọc được dữ liệu này. Do đó, dữ liệu metadata này vẫn là một tiêu chí xếp hạng Google Image. Bạn có thể cân nhắc tối ưu hóa hình ảnh cho website với giữ, bỏ hoặc thêm thông tin cho hình ảnh.
Bước 1: Mở Adobe Bridge
Bước 2: Chuột phải vào hình cần thêm EXIF data > File Info Hoặc bạn có thể thêm nhanh với góc dưới bên phải màn hình

Bước 3: Thêm các thông tin chính xác để mô tả hình ảnh
Bước 4: Chấp nhận lưu hình ảnh với thông tin đã thêm vào
Đây là một kỹ thuật SEO google map giúp bạn được ưu tiên hơn với các truy vấn mang tính địa phương.
Thực hiện hướng dẫn thêm thông tin metadata vào hình ảnh bằng Adobe Bridge. Cần điền vào mục thông tin:
- Langtitude, Longtitude lần lượt là vĩ độ và kinh độ của địa điểm chụp hình
- Sublocation, City, Country, ISO Country Code
Vị trí bổ sung thông tin định vị GEO Tags cho hình ảnh
Tạo sitemap hình ảnh
Theo như TIEN ZIVEN có đề cập trong nhiều bài viết, không thực sự cần thiết để tạo sitemap hình ảnh vì tốn thời gian nhưng không mang lại hiệu quả nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giới thiệu để bạn có thể trải nghiệm cách seo hình ảnh như thế nào.
Công việc cần làm để tạo Sitemap hình ảnh:
- Tạo một file xml chứa các thông tin: Tên ảnh, định dạng, chủ đề, tiêu đề ảnh, vị trí địa lý
- Đặt tên images_sitemap.xml và khai báo trong file sitemap tổng cũng như robots.txt
Sử dụng Schema markup Image
TIEN ZIVEN đã giới thiệu nhiều phương pháp tối ưu hình ảnh. Nhưng sử dụng Schema Markup mới là phương pháp “tối thượng”. Vì chúng tôi hay nói vui rằng Schema là ngôn ngữ của Google. Do đó, Schema Image sẽ là bản mô tả hình ảnh đầy đủ và dễ hiểu nhất đối với Google.
Không hướng dẫn vài dòng là có thể áp dụng được ngay giống với các kỹ thuật trên.
Các bước triển khai Schema Image:
- TIEN ZIVEN mời bạn sang bài viết schema.org là gì để hiểu hơn cách sử dụng ngôn ngữ Google này.
- Vào https://schema.org/image
- Lấy mẫu ví dụ ở dưới cùng và thay thông tin đúng
Kết luận
SEO hình ảnh lên Google dù cơ bản hay nâng cao sẽ không quá khó nhưng tốn rất nhiều thời gian. TIEN ZIVEN có chia các kỹ thuật tối ưu hình ảnh thành cơ bản và nâng cao theo đặc thù kỹ thuật. Tuy không thực sự cần thiết để lúc nào cũng tối ưu hoá hình ảnh cho website nâng cao. Nhưng bạn nên cân nhắc triển khai Schema Image. Vì bản chất của việc tối ưu là phục vụ cho người dùng và Google.
Cảm ơn bạn đã lựa chọn TIEN ZIVEN giữa nhiều bài viết cách seo hình ảnh khác. Nếu chúng tôi có thể trao cho bạn được giá trị gì đó, xin hãy share bài viết này để giúp lan toả đến với nhiều người hơn và ủng hộ nhiều bài viết khác của TIEN ZIVEN nhé!
Xem ngay chương trình đào tạo SEO tại TPHCM của chuyên gia đến từ TIEN ZIVEN!
Tài liệu tham khảo: How To Optimize Images for the Web – Content Marketing Institue