Page Authority là một chỉ số thường được Moz phát triển và khá phổ biến trong SEO. Vậy cụ thể thì Page Authority là gì và có những vấn đề gì cần lưu ý xung quanh chỉ số PA này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này!
1. Page Authority (PA) là gì?
Page Authority (PA) là một tiêu chuẩn chấm điểm của Moz để đánh giá khả năng xếp hạng của một trang (page) cụ thể trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).
Điểm PA được tính dựa trên cơ sở dữ liệu của Moz với rất hàng chục yếu tố khác nhau.
Moz sử dụng mô hình máy học để xác định thuật toán tương quan với các kết quả xếp hạng trên hàng nghìn SERP, sau đó tạo ra chỉ số PA bằng cách tính toán này. Ngoài ra có một số người vẫn hay lầm Page Authority (PA) với Pagerank (PR) của Google.
> Đọc chi tiết hơn về SEO là gì trong Marketing!
2. PA được chấm điểm ra sao?
Điểm PA được chấm tương tự như DA (Domain Authority), đó là dùng thang điểm từ 1 đến 100, điểm càng cao thể hiện chỉ số Page Authority càng tốt. Thực tiễn cho thấy, việc tăng điểm PA từ 20 lên 30 sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc tăng từ 70 lên 80 điểm.
Điểm PA sẽ không hoàn toàn cố định theo thời gian mà đôi khi có những thay đổi nhất định. Lý do là do thuật toán tính PA được Moz cập nhật một cách liên tục để phù hợp hơn với tình hình của hiện tại.
Cách chỉ số đo mức độ thẩm quyền trang của Moz hoạt động
3. PA bao nhiêu điểm là tốt?
Theo như cách tính điểm của Page Authority thì bạn nên sử dụng nó để so sánh khi nghiên cứu và so sánh các trang với nhau, để xác định xem trang nào có khả năng xếp hạng cao hơn hay có các liên kết mạnh hơn. Và vì là một công cụ so sánh nên chúng ta không nhất thiết phải đánh giá điểm PA bao nhiêu thì mới tốt và bao nhiêu là xấu.
> Tham khảo: học SEO có khó không?
4. Page Authority (PA) có giống Domain Authority (DA) không?
Cả Page Authority và Domain Authority đều là 2 chỉ số do Moz phát triển, hơn nữa chúng rất thường được mọi người nhắc đến chung với nhau.
Vậy PA và DA khác nhau như thế nào?
Trong khi PA là chỉ số đo lường sức mạnh khả năng xếp hạng của một một trang cụ thể (một page), thì DA là chỉ số đo lường sức mạnh của toàn bộ tên miền. Là 2 chỉ số dùng để đo lường cho 2 đối tượng khác nhau nên bạn sẽ thấy một trang nhất định trên website và website đó sẽ có điểm authority riêng. Do đó, bạn cần phải lưu ý tối ưu các yếu tố để đảm bảo cả Page Authority và Domain Authority.
Tuy nhiên, các chỉ số này được Moz sử dụng cùng chung một phương pháp tính toán. Vì vậy, một phần nào đó có thể nói, chúng giống nhau nhiều hơn là khác nhau.
> Tìm hiểu về Google My Business và cách SEO Google Map
5. Cách check chỉ số PA?
Với hệ sinh thái của Moz, để kiểm tra chỉ số Domain Authority, bạn sử dụng Link Explorer, MozBar, Free SEO Toolbar của Moz hoặc vào phần Phân tích SERP của Keyword Explorer.

Bên cạnh đó, chỉ số PA cũng được kết hợp trong các chiến dịch Moz Pro cũng như API. Ngoài ra, nhiều nền tảng SEO và marketing online được tích hợp số liệu Page Authority nên bạn có thể kiểm tra điểm PA với đa dạng sự lựa chọn hơn.
6. Tìm hiểu Page Authority dưới góc độ kỹ thuật
Như đã đề cập ở trên, PA cũng được tính toán tương tự như Domain Authority, nhưng là đối với một trang cụ thể và riêng lẻ. Việc tính điểm này được dựa trên dữ liệu từ Mozscape cùng với việc xem xét một tập hợp hơn 40 yếu tố khác – nhưng không bao gồm các yếu tố trên trang như tần suất của từ khóa, chất lượng nội dung…
Thực tế, Page Authority phụ thuộc nhiều vào chất lượng của page link (với những nguồn đáng tin cậy đề xuất và dẫn link về trang của bạn).
PA cũng sử dụng thuật toán máy học nên điểm số của nó cũng sẽ biến động sẽ dữ liệu đầu vào có sự thay đổi. Vì vậy, các SEOer thường sử dụng chỉ số PA (và cả DA) với tính chất tham khảo để so sánh giữa các page với nhau, chứ không xem nó giống như một con số tuyệt để chấm điểm một page nhất định nào.
> Hướng dẫn SEO Facebook
7. Cách tác động đến điểm PA?
Điểm PA (cũng giống như điểm DA) rất khó tác động một cách trực tiếp để làm thay đổi nó. Bởi vì đây là chỉ số được tính dựa trên các chỉ số nhỏ khác, mỗi chỉ số nhỏ này lại chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố SEO Offpage khác nhau.
Mỗi yếu tố thay đổi sẽ ảnh hưởng nhất định (mức độ không giống nhau tương quan với mức độ quan trọng của từng yếu tố) đến các chỉ số nhỏ, từ đó làm thay đổi điểm PA. Điều cũng phù hợp với cách mà Google kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau để xếp hạng một trang cụ thể.

Vậy làm thế nào để có thể tác động đến PA?
Lời khuyên dành cho bạn đó là cải thiện link profile (hồ sơ liên kết). Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm kiếm các backlink chất lượng từ các trang có điểm PA cao.
8. Lưu ý khi tối ưu chỉ số PA
Thông thường, việc check PA thường được dùng với mục đích là kiểm tra sự biến động của điểm Page Authority. Theo kinh nghiệm thì về cơ bản, PA có sự phụ thuộc tương đối vào link profile. Do đó, những thay đổi liên quan đến liên kết sẽ ảnh hưởng đến chỉ số này.
Nếu một page nào đó có nhiều backlink từ các nguồn uy tín và chất lượng thì PA sẽ được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, việc tăng trưởng link bổ trợ một cách nhanh vượt trội so với các page khác sẽ là một tín hiệu không bình thường và sẽ bị các công cụ tìm kiếm “để ý”.
Tình huống này có thể dẫn đến bất lợi và website cũng bị giảm “sức mạnh”. Triển khai backlink tối ưu PA không thể thực hiện một cách tùy tiện, hãy có một kế hoạch cụ thể để các liên kết chất lượng mang đến bạn hiệu quả tốt nhất.
> Tổng hợp 12 trang web rút gọn link
9. Kết luận
Với bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu hơn về chỉ số DA PA là gì và các nội dung liên quan, từ đó có thể vận dụng chúng vào quá trình triển khai SEO của mình. Xem xét chỉ số Page Authority sẽ cho bạn những dữ liệu hữu ích, đánh giá sự tương quan về khả năng xếp hạng của các page với nhau cũng như theo dõi sự biến động trên page để giúp bạn tối ưu SEO được hiệu quả hơn.
Nguồn tham khảo: Page Authority – Moz
Xem ngay khoá học Đào tạo SEO tại TPHCM của TIEN ZIVEN!
Đọc thêm bài viết đề xuất: