Từ khóa luôn là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của kết quả chiến lược SEO. Do đó, việc nghiên cứu từ khóa thường phải được các SEO Manager TIEN ZIVEN thực hiện để đảm bảo kết quả SEO.
Nếu bạn là người mới bắt đầu làm SEO, bài viết này sẽ hướng dẫn cách nghiên cứu từ khóa SEO chi tiết. Nếu bạn đang đảm nhận một website đã được triển khai SEO, bài viết này cũng sẽ giúp bạn định hình lại bộ từ khóa SEO cho website.
Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa SEO từ TIEN ZIVEN
Hãy nghiền ngẫm và thực hành ngay những phương pháp có trong bài viết bạn nhé! Tuy nhiên, trước tiên mời bạn tìm hiểu tổng quan về keyword research.
1. Nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa là công việc tìm kiếm và nghiên cứu các cụm từ được người dùng truy vấn công cụ tìm kiếm để thoả mãn nhu cầu tìm kiếm. Các nhu cầu tìm kiếm phổ biến bao gồm: tìm kiếm thông tin, mua hàng, điều hướng… Quá trình còn được gọi là Keyword Research.
Cách nghiên cứu từ khóa SEO mà TIEN ZIVEN hướng dẫn dựa trên 2 công đoạn cốt lõi
Keyword research bao gồm 2 quá trình:
- Tìm kiếm: Xác định từ khóa mà người dùng nhập vào ô truy vấn của công cụ tìm kiếm
- Nghiên cứu: Phân tích và nghiên cứu các thông tin được phát triển từ những từ khóa đã tìm kiếm được.
Tuy nhiên, bạn cần hiểu được rằng, keyword research không chỉ bó hẹp trong việc tìm kiếm từ khóa của bạn mà còn cần thực hiện để phân tích từ khóa của website đối thủ.
Tìm hiểu chi tiết hơn tại: từ khóa seo là gì?
2. Nghiên cứu từ khóa SEO quan trọng như thế nào?
Quyết định kết quả triển khai SEO
Quá trình nghiên cứu từ khóa tương tự như vạch ra một kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình SEO. Nếu không, bạn chỉ là một con thuyền vô định trong biển lớn và không biết con đường thoát khỏi tình trạng đó chứ chưa nói đến việc bạn sẽ tìm ra được một phương án tối ưu nhất.
Nếu chưa hình dung được việc keyword research quyết định đến kết quả SEO thì mời bạn xem qua ví dụ. Giả sử, bạn nhận được một website kèm theo yêu cầu keyword “SEO là gì” đạt top 5. Nếu không có quá trình tìm kiếm và phân tích keyword thì bạn chỉ viết bài SEO là gì và tối ưu onpage mà thôi. Và chắc chắn rất khó để bạn đạt được mục tiêu trên hoặc là bạn sẽ phải bỏ ra ngân sách vô cùng lớn.
Nghiên cứu từ khóa SEO ảnh hưởng đến 80% kết quả SEO
Keyword research hiệu quả giúp đưa ra chiến lược SEO phù hợp
Nếu bạn có cách tìm từ khóa SEO chính xác, bạn sẽ biết được cần phải xây dựng website và tối ưu như thế nào để đạt mục tiêu SEO đặt ra. Để dễ hình dung hơn, tôi tiếp tục ví dụ “seo là gì” đạt top 5. Khi áp dụng đúng cách nghiên cứu từ khóa SEO, bạn sẽ biết được cần thực hiện SEO cho các keyword bổ trợ nào để giúp website đạt được kết quả trên. Các bài viết bạn sẽ cần triển khai bao gồm: Content chuẩn SEO là gì, SEO Onpage, SEO Offpage, Entity là gì… Từ đó, bạn xây dựng được chiến lược nội dung, tối ưu phù hợp. Tất cả sẽ cấu thành nên chiến lược SEO mà bạn đang tìm kiếm.
Xem ngay Cách dùng câu lệnh Allintitle để phân tích từ khóa Google hiệu quả!
Keyword SEO định hình hướng phát triển cho website
Việc nghiên cứu từ khóa SEO sẽ góp phần giúp định hình hướng phát triển cho website hiệu quả hơn. Cụ thể, sau khi nghiên cứu keyword và lựa chọn từ khóa SEO bạn sẽ bắt tay vào việc xây dựng bài viết chuẩn SEO, cấu trúc website và lên chiến lược quảng bá phù hợp. Kể cả người không biết gì về SEO cũng có thể nhận thấy được:
- Sự hoàn thiện của website. Website được xây dựng bởi nhiều trang webpage hoàn thiện hơn, và được điều hướng dễ dàng.
- Sự phát triển về traffic. Lưu lượng truy cập (traffic) sẽ được cải thiện và phát triển sau khi có một lộ trình SEO đúng.
- Doanh thu phát triển. Nhiều người dùng internet biết đến thương hiệu của bạn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Và tất nhiên hành vi mua hàng trên website sẽ được thực hiện nhiều hơn.
Phân tích từ khóa SEO để hiểu rõ hơn về khách hàng
Người dùng có thể tìm thấy được website, thoả mãn đúng nhu cầu
Gác lại vấn đề về website, nghiên cứu từ khóa Google còn giúp thỏa mãn nhu cầu truy vấn của người dùng, những khách hàng tiềm năng của bạn. Trước tiên, phân tích từ khóa Google giúp bạn tìm kiếm được những từ mà người dùng sẽ truy vấn liên quan đến lĩnh vực. Do đó, khách hàng tiềm năng sẽ tìm thấy được website và dần định hình thương hiệu của bạn.
Tuy nhiên, tìm thấy thôi vẫn chưa đủ vì có hàng tá website đang cùng hiển thị bên cạnh bạn đó thôi. Sau khi tìm kiếm, quá trình phân tích và nghiên cứu sẽ giúp bạn xác định chính xác ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng. Từ đó bạn sẽ xây dựng được nội dung thoả mãn nhu cầu truy vấn và biến họ trở thành khách hàng tiềm năng.
Ví dụ thực hiện keyword research với cụm từ truy vấn “kem tản nhiệt”, nếu không phân tích, những nội dung bạn có thể xây dựng bao gồm:
- Danh mục sản phẩm kem tản nhiệt bạn đang bán
- Cách bôi keo tản nhiệt
- Tổng hợp các kem tản nhiệt tốt nhất 2021
Bạn cần thực hiện thao tác serp analysis để xác định đúng ý định mà người dùng đang tìm kiếm với cụm từ này. Và chắc chắn nội dung của bạn thoả mãn được câu hỏi của họ.
Hỗ trợ phân tích chiến lược SEO của đối thủ
Cốt lõi trong marketing luôn là việc lựa chọn đúng đối thủ cạnh tranh. Tương tự trong SEO, phân tích và lựa chọn từ khóa SEO giúp bạn biết đối thủ của mình là ai. Từ đó học hỏi chiến lược SEO mà họ đang áp dụng và lên phương án, chiến lược SEO tốt hơn để sử dụng ngân sách phù hợp hơn.
Như vậy, bạn đã tìm hiểu được tổng quan về nghiên cứu từ khóa SEO, trước khi đi vào hướng dẫn nghiên cứu từ khóa chi tiết, tôi cần bạn nắm được một số khái niệm để hiểu tốt hơn.
3. Các loại từ khóa khi thực hiện Keyword Research
Theo quy mô toàn website
Từ khóa ngắn – từ khóa lĩnh vực
Thông thường, từ khóa lĩnh vực có độ dài từ 1 – 3 từ nên còn được gọi là từ khóa ngắn. Ví dụ: SEO, Laptop, nguồn nhân lực… Ngoài đặc điểm về độ dài, từ khóa lĩnh vực thường có volume search (lưu lượng tìm kiếm) và mức độ cạnh tranh rất cao. Do đó để đạt các kết quả tốt khi SEO từ khóa này cần một chiến lược dài hạn với ngân sách lớn.
Tìm hiểu tổng quát về các loại keyword SEO
Từ khóa dài – Long tail keyword, từ khóa bổ trợ
Từ khóa đuôi dài (long tail keyword) thường dài hơn 3 từ, có lượng volume search ít hơn và thể hiện ý định tìm kiếm rõ hơn. Tôi thường gọi chúng là các từ khóa bổ trợ. Từ khóa bổ trợ là các từ khóa đại diện cho các bài viết có chức năng bổ trợ cho quá trình tối ưu cho keyword lĩnh vực và làm rõ chủ đề của website tốt hơn. Ví dụ:
- Từ khóa lĩnh vực: nguồn nhân lực
- Từ khóa bổ trợ: đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực…
Bạn sẽ để đạt kết quả SEO kỳ vọng khi nghiên cứu từ khóa và triển khai các bài viết bổ trợ. Nếu không có biến cố gì sảy ra thì keyword nguồn nhân lực cũng sẽ đạt kết quả SEO rất tốt.
Trong từ khóa dài có một loại từ khóa đặc biệt, phantom keywords (từ khóa bóng ma). Từ khóa này được định nghĩa là từ khóa mà đối thủ của bạn bỏ sót nhưng có thể thu hút một lượng lớn traffic. Hãy tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết Phantom keywords.
Theo quy mô bài viết
Từ khóa chính và từ khóa phụ
Từ khóa chính là từ mang tính đại diện cho nội dung của cả bài viết. Từ khóa phụ là những từ thể hiện nội dung của các ý nhỏ trên trang và giúp mở rộng ý nghĩa cho từ khóa chính. Và từ khóa chính lẫn phụ đều là từ khóa SEO có chung ý định tìm kiếm. Ví dụ keyword research sau sẽ giúp bạn hiểu hơn.
Tôi đang có một bài viết tìm hiểu về SEO Marketing. Bạn có thể tìm thấy bài viết này bằng các từ khóa: SEO là gì, tìm hiểu về SEO, SEO là làm gì, SEO là nghề gì… Như vậy:
- Từ khóa chính: SEO là gì – Volume Search: 9100
- Từ khóa phụ: tìm hiểu về SEO, SEO là làm gì, SEO là nghề gì… và có volume search thấp hơn
Lưu ý: Bạn có thể lẫn lộn khái niệm về từ khóa đuôi dài (long tail keyword) và từ khóa phụ. Để phân biệt chúng bạn phải dựa quy mô. Sau khi nghiên cứu từ khóa SEO, nếu từ khóa dài hơn 3 từ nhưng trong quy mô bài viết thì nó là từ khóa phụ. Nhưng nếu từ khóa dài hơn 3 từ, nhưng là từ khóa chính cho một bài viết bổ trợ thì nó là từ khóa bổ trợ.
Từ khóa LSI – Semantic keyword
LSI là từ viết tắt của Latent Semantic Indexing
Có thể bạn đã nghe qua 2 khái niệm từ khóa LSI và từ khóa semantic (semantic keyword). Tuy nhiên, chúng là một, và là các từ khóa tạo nên ngữ cảnh cho bài viết giúp search engine hiểu rõ nội dung hơn.
Bạn có thể hình dung như sau:
- Từ SEO nằm trong nội dung có chứa các từ như digital marketing, content marketing, website, tên miền thì Google sẽ hiểu SEO ở đây là Search Engine Optimization.
- Nhưng với từ SEO nằm trong nội dung có chứa từ Việt Nam, ban huấn luyện, huấn luyện viên, đội tuyển quốc gia. Google sẽ hiểu SEO là tên của thầy Park Hang Seo.
*Mời bạn sang phần hướng dẫn chi tiết. Ahrefs một công cụ SEO được tôi áp dụng hướng dẫn xuyên suốt vì tại Việt Nam hiện đang có nhiều gói mua chung nên vừa túi tiền cho mọi người. Từ đó anh em có thể dễ dàng tiếp cận và thực hành dựa theo hướng dẫn của tôi. Nếu bạn chưa biết nơi mua chung công cụ này hãy liên hệ Fanpage TIEN ZIVEN để chúng tôi hướng dẫn nhé!
4. Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa cho website mới hiệu quả
Khi nắm chắc những từ khóa trong keyword research mà tối giới thiệu phía trên, chúng ta cùng bước vào hướng dẫn nghiên cứu từ khóa SEO dành cho một website mới. Quá trình nghiên cứu và phân tích từ khóa dưới đây giúp định hình website của bạn theo một lĩnh vực chuyên sâu nhằm thoả mãn thuật toán EAT và cả xây dựng Entity cho website.
Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa SEO cho website mới
Bước 1: Xác định chính xác từ khóa lĩnh vực
Ở bước đầu tiên, bạn phải xác định chính xác từ khóa lĩnh vực mà bạn cần SEO lên top Google. Với những thị trường phổ biến thì không quá khó để xác định chúng như: iphone 13, laptop, thiết kế nội thất, nguồn nhân lực… Tuy nhiên một số ngành không quá nổi bật sẽ khiến bạn khó xác định hơn. Và tất nhiên, khi bạn đoán được phần nào về từ khóa lĩnh vực nhưng không chắc chắn, hãy áp dụng phương pháp dưới đây:
Bước 1: Xác định chính xác đối thủ cạnh tranh đang triển khai SEO. Hoặc tối thiểu họ đang vận hành một website đối với các thị trường ngách.
Bước 2: Phân tích Organic Keywords của đối thủ trên Ahrefs Site Explorer. Truy cập Ahrefs Site Explorer > Orgaric Keywords.

Bước 3: Xác định keyword lĩnh vực. Như đặc điểm mà tôi đã giới thiệu, hãy tìm ra các keywords lĩnh vực mà chúng có volume search lớn và thường không có độ dài quá 3 từ.

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa SEO trong lĩnh vực
Sau khi tìm được keyword lĩnh vực, mục tiêu của bước 2 là bạn phải tìm được tất cả các keyword bổ trợ có trong lĩnh vực. Tại đây bạn sẽ tiếp tục sử dụng sức mạnh của công cụ nghiên cứu từ khóa SEO Ahrefs Keyword explorer theo các bước:
Bước 1: Phân tích từ khóa lĩnh vực bằng Ahrefs Keywords Explorer với các option phù hợp. Bạn cần truy cập vào Ahrefs > Keywords Explorer > Đặt từ khóa lĩnh vực (đã xác định được ở bước đầu tiên của keyword research) và phân tích theo option dưới đây.

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa SEO có chứa từ khóa lĩnh vực bằng Phrase Match. Xuất tất cả từ khóa được Ahrefs hiển thị.

Bước 3: Chắc chắn không bỏ sót bất kỳ keyword SEO. Bạn có thể thực hiện bằng cách xuất tất cả organic keywords của đối thủ và tìm kiếm thêm.

Ngoài ra, đối với một số ngành đặc thù, lưu lượng tìm kiếm biến động hoặc quá ít sẽ không được Ahrefs thống kê. Lúc này bạn có thể áp dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả dưới đây để xác định keyword bổ trợ. Tôi sẽ dành riêng một phần để giới thiệu các công cụ tìm kiếm từ khóa này, Tuy nhiên ở bước này, bạn cần nắm được:
- Keywordtool.io: Hỗ trợ xác định tất cả từ khóa phụ của bài viết khi đã có từ khóa chính.
- Google Keyword Planner: giúp nghiên cứu các từ khóa mà bạn suy nghĩ để Google đánh giá từ khóa đó có cần làm SEO không.
- Google Trends: Giúp nghiên cứu từ khóa SEO theo khía cạnh xu hướng
- Google Suggestion
Bước 3: Phân tích từ khóa Google đã tìm được
Sau khi hoàn thành quá trình tìm kiếm từ khóa SEO, bạn triển khai bước phân tích từ khóa. Những yếu tố cần bạn nghiên cứu và phân tích với mỗi từ khóa bao gồm:
- Ý định người dùng
- Phân cấp từ khóa chính – từ khóa phụ
- Mức độ cạnh tranh
- Tỉ lệ click chuột
- Mức độ liên quan của các từ khóa với nhau
- Vị trí của hành vi tiềm năng của người dùng trong phễu marketing
Bạn cần thực hiện kỹ thuật SERP Analysis để đánh giá các yếu tố trên. Xem thêm chi tiết tại bài viết SERP Analysis là gì?
Bước 4: Lựa chọn các từ khóa triển khai SEO và xây dựng chiến lược SEO
Từ các kết quả phân tích từ khóa thu về được từ bước 3, bạn lựa chọn những keyword SEO để bắt đầu chiến lược SEO Website. Ở đây bạn sẽ lựa chọn những keywords đạt các điều kiện sau:
- Liên quan đến lĩnh vực kinh doanh nhất
- Loại bỏ các keyword không nằm trong kế hoạch kinh doanh
- Hình dung về hành trình khách hàng trên website để lựa chọn keyword SEO
Như vậy tới bước này, bạn đã hoàn thiện quá trình nghiên cứu từ khóa SEO và có được bảng keyword research cho website.
Tiếp theo, bạn xây dựng chiến lược SEO với việc lựa chọn các keyword ít cạnh tranh để SEO trước trong khi lưu ý về ngân sách triển khai toàn bộ quá trình SEO để đạt kết quả kỳ vọng. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cách xây dựng chiến lược SEO đột phá.
5. Cách tìm từ khóa SEO cho website đã có nội dung
Phần 4 có nội dung hướng dẫn nghiên cứu từ khóa chi tiết cho một website mới. Tuy nhiên, tôi biết rằng vẫn có rất nhiều bạn làm SEO trên website đã có nội dung. Sẽ có một vài điểm khác biệt so với cách tìm từ khóa SEO cho website mới nên tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết tại phần riêng này để bạn dễ thực hành và áp dụng hơn.
Website đã có nhiều bài viết sẽ được Google hiểu theo nội dung đang có. Vì vậy việc tìm kiếm từ khóa SEO dành cho website đã có nội dung nhằm mục đích:
- Tận dụng các keyword, bài viết sẵn có
- Giúp Google hiểu hơn và phát triển website
- Cân nhắc và loại bỏ các từ khóa SEO không liên quan.
Nào chúng ta cùng đi vào chi tiết.
Bước 1: Review tổng thể keyword của website
Bước đầu tiên keyword research sẽ giúp xác định các keyword mà Google đang hiểu và hiển thị cho website của bạn. Vì vậy bạn cần sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa Ahrefs Site Explorer đối website của mình. Cụ thể:
Phân tích Organic keyword của website bằng Ahrefs Site Explorer. Cụ thể: Điền website vào Site Explorer > Phân tích > Chọn Organic Keywords > Xuất tất cả các từ khóa SEO hiện có.

Bước 2: Lựa chọn lĩnh vực chính cho website
Từ thông tin từ các organic keyword mà website bạn đang có, lựa chọn từ khóa lĩnh vực của chúng. Nếu quá khó để xác định keyword lĩnh vực, bạn cũng có thể phân tích các đối thủ cạnh tranh như trên phần 4.
Bước 3: Xác định các keyword còn thiếu và nội dung không cần thiết
Từ keyword lĩnh vực bạn đã chọn, áp dụng cách tìm tất cả các từ khóa SEO tương tự phần 4. Bạn cần xác định được những keyword SEO còn thiếu trong lĩnh vực nhằm bổ sung, làm tăng tính chuyên sâu cho website. Ngoài ra, bạn cũng biết được những từ khóa nào của website đang nằm ngoài lĩnh vực trọng tâm trên để loại bỏ.
Bước 4: Phân tích từ khóa SEO đã chọn
Khi có bảng từ khóa SEO, chúng ta tiếp tục thực hiện việc phân tích đối với từng từ khóa. Kỹ thuật SERP Analysis cần được thực hiện để phân tích và đánh giá ý định tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, sự liên quan và cả việc phân cấp từ khóa chính và phụ.

Bước 5: Xây dựng chiến lược SEO trên bộ keyword research mới
Cuối cùng, hãy xây dựng một chiến lược SEO cụ thể với những keyword đã thực hiện hướng dẫn nghiên cứu từ khóa. Khi đó bạn sẽ xây dựng được một kế hoạch triển khai SEO tốt hơn, và có khả năng đạt mục tiêu SEO hơn.
Bạn có thể xem thêm bài viết phương pháp xây dựng chiến lược SEO đột phá thứ hạng.
6. TOP 5 công cụ nghiên cứu từ khóa Google hiệu quả
Trước khi bắt đầu triển khai một chiến dịch marketing với một công cụ tìm kiếm bất kỳ nào đó thì đều phải trải qua giai đoạn tìm kiếm từ khóa cũng như chia danh sách keyword phù hợp với mục tiêu của SEO và PPC.
Giới thiệu các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả
Để thực hiện quy trình SEO hiệu quả, bạn cần phải có sự hỗ trợ từ những công cụ tìm kiếm từ khóa để thực hiện keyword research hiệu quả. Các bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí thông dụng dưới đây:
6.1. Keyword Planner
Keyword Planner được cải tiến từ công cụ Traffic Estimator và Google Keyword Tool. Với công cụ này các bạn có thể dễ dàng kiểm tra thứ hạng từ khóa theo thời gian, tìm kiếm xu hướng từ khóa, gợi ý từ khóa,… đặc biệt là hoàn toàn miễn phí. Google Keyword Planner hỗ trợ việc lên chiến lược từ khóa phù hợp với mục tiêu.
Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khóa do Google cung cấp
Dựa trên các lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh công cụ này cho phép thiết lập nhóm từ khóa/bộ từ khóa với số lượt search và mức độ quan trọng của nó. Bất cứ SEOer nào cũng nên biết vận dụng công cụ này để có thể hiểu rõ về sự đa dạng cũng như chất lượng của từ khóa. Khi truy cập các bạn sẽ không phải tốn phí khi có tài khoản Google Ads. Google Keyword Planner sẽ cung cấp hai tùy chọn cho bạn:
- Khám phá từ khóa mới. Công cụ keyword research này đưa ra gợi ý về các từ khóa. Nhờ vậy bạn có thể dễ dàng tiếp cận và nghiên cứu hơn về từ khóa.
- Cung cấp khối lượng tìm kiếm cũng như dự báo về từ khóa. Google Keyword Planner hỗ trợ xem chỉ số liên quan của các từ khóa và cách hoạt động của từ khóa trong thời gian tới.
Công cụ nghiên cứu từ khóa SEO này được rất nhiều người làm SEO cũng như digital marketing trên thế giới sử dụng. Công cụ sẽ giúp nhanh chóng đưa ra các kết quả tìm kiếm về những từ khóa liên quan đến nội dung bạn tìm trên Google, Instagram, Twitter, Youtube, Bing, Amazon, eBay, Play Store mà người dùng đang quan tâm.
Màn hình làm việc của Keyword Tool IO
Đọc thêm bài viết: Keywordtool.io là gì
6.3. Ahrefs
Công cụ Ahrefs này hầu hết các SEOer đều quan tâm. Bởi công cụ này vừa cho phép bạn kiểm tra thứ hạng từ khóa, gợi ý bộ từ khóa liên quan vừa kiểm tra đối thủ, kiểm tra backlink, kiểm tra thứ hạng bài viết…
Công cụ này sẽ giúp các bạn có thể triển khai content cũng như SEO lên top cực đỉnh. Để trải nghiệm trọn vẹn hiệu quả mà Ahrefs mang lại bạn có thể lựa chọn sử dụng miễn phí hoặc tốn phí.
Ahrefs được các SEOer rất ưa chuộng sử dụng để research keyword
Vì vậy Ahrefs là công cụ mà TIEN ZIVEN dùng để hướng dẫn nghiên cứu từ khóa. Bởi công cụ này giống như một kho chứa dữ liệu lớn giúp nghiên cứu từ khóa SEO, phân tích website đối thủ, marketing, xây dựng liên kết (Backlinks), tìm kiếm cơ hội tăng traffic website,…
Thông qua việc phân tích các đối thủ cạnh tranh các bạn sẽ nghiên cứu được cần bao nhiêu backlink để từ khóa đạt top cao. Và bạn cũng dễ dàng tìm thêm nhiều liên kết đến nội dung trong phạm vi thích hợp của bạn.
6.4. Google Suggest
Google gợi ý từ khóa (Google suggest) hay Google tự động hoàn thành (Google autocomplete) có nghĩa là khi người dùng nhập từ khóa trong hộp tìm kiếm thì tính năng này sẽ tự động hoàn thiện truy vấn. Đây là một trong các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO mà TIEN ZIVEN hay sử dụng như cách nghiên cứu từ khóa, tìm kiếm LSI keywords và cả các từ khóa bổ trợ.
Google đề xuất các truy vấn tìm kiếm phù hợp nhất dựa vào độ phổ biến của từ khóa đã nhập và xuất hiện ngay dưới hộp tìm kiếm. Những từ khóa có lượng tìm kiếm và truy cập cao/uy tín sẽ được xếp ở trên,còn những cụm từ có độ tìm kiếm thấp hơn sẽ xếp ở sau.
Google suggest giúp người làm SEO tìm kiếm từ khóa SEO tốt, định hướng khách hàng tiềm năng
Khi sử dụng Google Suggest người dùng sẽ có được những đề xuất từ khóa hữu ích, tiết kiệm thời gian tìm kiếm, sửa sai chính tả tốt, lặp lại một từ khóa tìm kiếm yêu thích. Còn công cụ này sẽ giúp người làm SEO có thể dễ dàng nắm bắt xu hướng tìm kiếm, nghiên cứu từ khóa Google tốt, định hướng khách hàng tiếp cận đến sản phẩm, dịch vụ nhanh hơn.
6.5. Google Trends
Công cụ keyword research này rất hữu ích để áp dụng cách tìm từ khóa SEO phù hợp cho doanh nghiệp địa phương của bạn. Google Trends giúp chúng ta dễ dàng xác định biến thể khối lượng tìm kiếm cụ thể của thành phố/địa điểm.
Để xem phân tích từ khóa cấp quốc gia có thể gây hiểu lầm như thế nào đối với một doanh nghiệp địa phương chỉ cần có công cụ so sánh hai truy vấn từ đồng nghĩa.
Google Trends giúp theo dõi biến động từ khóa
Nhờ vậy có thể dự đoán một cách đáng tin cậy từ khóa này hay cách từ khóa này sẽ hoạt động trong mùa cao và thấp như thế nào. Các bạn có thể vận dụng để điều chỉnh, lựa chọn keyword SEO.
Tham khảo công cụ: Google search console
Kết luận
Trên thị trường có rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa SEO rất hay và đáng tiền. Do đó, tôi không bó hẹp hướng dẫn nghiên cứu từ khóa SEO vào một công cụ nào. Bạn vẫn có thể ứng dụng hướng dẫn của tôi với nhiều công cụ khác nếu đáp ứng được những yêu cầu trong từng bước trên. Vì vậy, bạn hãy tập trung vào tư duy thay vì cứ chăm chăm vào công cụ. Đó cũng là phong cách mà TIEN ZIVEN muốn truyền đạt kiến thức cho bạn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu được nghiên cứu từ khóa là gì, cách nghiên cứu từ khóa Google (SEO) hiệu quả cùng các công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa. Sau khi hoàn thành bài viết, mong rằng bạn hãy bắt tay vào thực hành ngay và luôn cách tìm từ khóa SEO và bắt đầu quá trình làm SEO. Tham khảo chương trình đào tạo SEO do TIEN ZIVEN đang cung cấp ngay!
Tài liệu tham khảo: