Bên cạnh công cụ quan trọng và có độ chuẩn xác lớn trong SEO như Google Analytics, Webmaster Tool, Ahrefs thì Majestic cũng được đánh giá khá cao. Majestic SEO là lựa chọn rất tốt để kiểm tra Offpage và độ tin tưởng của website. Những chia sẻ bên dưới sẽ giúp bạn hiểu được Majestic là gì, các tính năng và cách sử dụng Majestic hiệu quả nhất.
Những điều cần biết về Majestic
1. Majestics là gì?
Majestic là kho lưu trữ backlink lớn nhất còn lưu lại từ những năm 2011. Khi kiểm tra bằng Ahrefs, thông thường số liệu chỉ có thể lưu giữ trong vòng 1 năm hay hơn 1 năm. Nhưng với Majestic thì dữ liệu sẽ được lưu trữ lâu hơn nhờ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về sự phát triển của trang.
Majestic SEO là một trong 4 công cụ check SEO hiệu quả nhất hiện nay
Mỗi công cụ điều có những ưu điểm riêng vì thê không nên so sánh Majestic SEO với các công cụ khác. Chẳng hạn như Google Analytics có thông số truy cập chính xác còn Ahrefs thì quét backlink nhanh. Do đó cần vận dụng nhiều công cụ khi check SEO để có kết quả tốt nhất.
> Đọc ngay bài viết Tất tần tật về SEO!
2. Một số tính năng của Majestic SEO
Majestic có một số tính năng hỗ trợ SEO offpage nổi bật như:
- Là kho dữ liệu Backlink Index từ 2011 trở về sau
- Hệ thống Crawl data được đánh giá là lớn nhất (để lấy hết ngần ấy Backlink)
- Nhiều công cụ so sánh Backlink và Domain
- Số liệu bao gồm Citation flow (số lượng Backlink) và Trust Flow (chất lượng Backlink)
- Có nhiều tùy chọn Report
- SEO Extension (phần mở rộng) cho trình duyệt Chrome và cả Firefox
- API (Application Programming Interface) – Phương thức trung gian kết nối các Tool, ứng dụng Majestic SEO
- Majestic Million nằm trong bảng xếp hạng top 1 triệu Website
Những thông số về thành tích của Majestic
- Nhiều công cụ xây dựng Link cũng như Backlink
- Tìm kiếm riêng với yếu tố Ranking rõ ràng
Những tính năng Majestic SEO không có:
- Theo dõi xếp hạng
- Số liệu keyword truyền thống như đề xuất Keyword và Keyword Difficulty, lượng tìm kiếm hàng tháng
- Dữ liệu Traffic của Organic Search
- Hỗ trợ Content
- Đề xuất kỹ thuật SEO/audit on-page SEO
- Majestic SEO không cung cấp Keyword Volume (Lượt tìm kiếm Keyword hàng tháng) như các công cụ khác.
> Xem thêm: Tổng hợp 35+ SEO tool
3. Majestic hỗ trợ doanh nghiệp bạn như thế nào?
Với những tính năng trên, Majestic SEO dễ dàng giúp doanh nghiệp bạn:
- Tập trung chiến lược SEO theo mục tiêu, tăng traffic đáng kể
- Theo dõi Content để phân tích hoặc kịp thời cải thiện
- Phân tích Website đối thủ để đưa ra đánh giá
- Dễ dàng quyết định hợp tác hay tránh xa các website khác
Ưu điểm Majestic mang lại
- Database siêu lớn về Backlink được thu thập từ 2011
- Nhiều số liệu và hình ảnh cụ thể để phân tích Backlink
- Dễ dàng tìm được Fresh Index (90 ngày đổ lại) hay đầy đủ dữ liệu ở Historic Index
- Thu thập thông tin nhanh chóng
- Xử lý số lượng lớn thông tin
- Topical Trust Flow giúp phân tích chuyên sâu các ngành
Nhược điểm Majestic chưa có
- Chưa tích hợp đầy đủ nhiều tính năng SEO
- Phải trả phí mới được sử dụng nhiều tính năng mới
- Trải nghiệm chỉ ở mức vừa đủ với giao diện khá lỗi thời
- Có API kết nối với Google Search Console nhưng tận dụng được nhiều
- Chưa liên kết được với Google Analytics
> Đọc thêm: phần mềm seo powersuite
3. Ai nên sử dụng Majestic?
Điều mà nhiều quan tâm khi tìm hiểu về công cụ này đó là đối tượng nào nên sử dụng Majestic SEO?
Đối tượng nên và không nên sử dụng Majestic
Đối tượng đó là những Agency, chuyên viên SEO hay là bất kì ai dành phần lớn thời gian cho SEO. Majestic khi kết hợp với các phần mềm SEO Website khác đã và đang phát huy tối đa hết khả năng để phục vụ nhu cầu SEO nâng cao.
Majestic SEO cũng rất cần thiết với những Blogger, Marketer, doanh nghiệp, cần sử dụng nhiều đến SEO. Nếu như Link Building hoặc PR Outreach là vấn đề hàng đầu thì chìa khóa để giải quyết vấn đề đó chính là Backlink Profile.
Nhưng Majestic theo tôi là không phù hợp với Marketer bình thường hay các doanh nghiệp nhỏ.
Những người dành ít thời gian ngắn mỗi tuần hay mỗi tháng làm SEO thì cũng không cần thiết sử dụng đến Majestic để lấy cho bằng hết Backlink Profile. Hơn nữa, giao diện và thuật ngữ cũng không thân thiện với người dùng, nhất là những người ngoài ngành hay doanh nghiệp nhỏ.
Những người ngoài ngành hay doanh nghiệp nhỏ thì không nên sử dụng Majestic
Sử dụng all-in-one như Ahrefs, Moz Pro hay SEMrush là sự lựa chọn tốt nhất cho những đối tượng này. Bởi tuy không có số lượng Backlink bằng Majestic SEO nhưng Moz và SEMrush cũng đủ để tìm ra các trang phù hợp cho việc xây dựng liên kết.
Tương tự Majestic, Ahrefs có thể là công cụ kiểm tra Live Backlink, trong một số trường hợp thậm chí tốt hơn. Như vậy, để biết Backlink trỏ về trang của bạn, bạn không cần đến công cụ SEO chuyên nghiệp mà có thể sử dụng công cụ miễn phí như Google Search Console.
4. Hướng dẫn sử dụng MajesticSEO
4.1. Đăng ký tài khoản
Thiết lập Majestic SEO khá dễ dàng, trước hết bạn cần đăng ký tài khoản Majestic miễn phí hoặc trả phí. Cơ bản việc đăng ký tài khoản Majestic miễn phí là để xem thử công cụ như thế nào.
Khi đăng nhập xong, bạn hãy bắt đầu dùng Majestic SEO ngay. Majestic không cần cài đặt nhiều vì không phải công cụ SEO all-in-one. Cũng không như những công cụ khác, Majestic không có Keyword để kiểm tra và đối thủ để bỏ vào.
Thiết lập Majestic SEO một cách dễ dàng
Bạn cũng không cần tải về máy vì đây là ứng dụng trên nền tảng Web. Bạn sẽ muốn xác minh Domain và sẽ liên kết với tài khoản Google Search Console sau khi xác minh xong.
Khi được xác minh thì domain sẽ có các lợi thế như cho phép Report nhiều hơn (Bạn cũng cho Majestic quyền thêm dữ liệu của bạn vào Index của công cụ này). Để xác minh Domain có 2 cách: Bạn thêm Meta Tag hay File txt nhỏ vào Website của bạn. Sau đó: Browser toolbar: Trên Chrome hoặc Firefox bạn nên cài đặt Extension Majestic.
Công cụ này sẽ ngay lập tức cung cấp thông tin Backlink trên trình duyệt của bạn. Cũng tương tư như Toolbar của những loại khác như Ahrefs, SEMrush, MozBar nhưng ở đây chủ yếu là về Backlink.
> Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng Ahrefs
4.2. Site Explorer
Đây là giao diện chính trong Majestic SEO. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về dữ liệu quan trọng nhất thông qua site Explorer.
Có 3 dữ liệu chính được hiển thị trước và ngay giữa.
Site Explorer là giao diện chính trong Majestic SEO
- Trust Flow: Là chất lượng Backlink
- Citation Flow: Đây là số điểm về lượng Backlink (hoặc Citation)
- Topical Trust Flow: Tầm ảnh hưởng của trang trong ngành
Các dữ liệu này tương tự Page Authority và Domain Authority của Moz hay Domain và Trust score của SEMrush. TTF dùng hệ thống phân loại của DMOZ đã đóng cửa nên không đảm bảo là có ảnh hưởng đến số liệu trong tương lai không.
Tiếp đến chính là số lượng Referring Domains, Backlinks SEO (External), IPs cùng Subnets (các nhóm nhỏ của khối IPs). Những Links trong lĩnh vực giáo dục hy chính phủ sẽ được thể hiện riêng biệt. Nhưng trên thực tế, các Backlink này rất khó kiếm và cũng tác động mạnh đến Ranking. Sau cùng là sơ đồ Anchor Text, Backlink History, Follow và Nofollow Link.
4.3. Topic
Topic sẽ cho thấy nội dung trên trang của bạn thuộc về lĩnh vực nào. Topic sẽ liệt kê đầy đủ cho bạn nếu web của bạn có nhiều lĩnh vực.
4.4. Ref domains
Ref domains giúp truy vấn tất cả mọi thứ liên quan đến các domain trỏ về
Majestic SEO sẽ giúp bạn truy vấn tất cả mọi thứ liên quan đến các domain trỏ về bạn. Với mục này bạn sẽ kiểm tra được độ tin tưởng, xem có cùng lĩnh vực hay không cùng một số chỉ số khác.
4.5. Bulk Backlink Checker
Bulk Backlink Checker sẽ giúp người dùng kiểm tra nhiều url và đưa ra con số tổng quát. Không chỉ những chỉ số như: Citation Flow, Trust Flow mà số lượng referring domain cũng như số lượng backlink đều cung cấp đầy đủ. Vốn chỉ là một công cụ so sánh nên nó cũng không cho ra các con số chi tiết.
4.6. Backlink
Kho dữ liệu về backlink lưu dữ liệu lâu dài
Đây là cả một kho dữ liệu về backlink lưu dữ liệu lâu dài từ năm 2011 đến hiện tại. Ngay cả các liên kết bị gãy, các liên kết khi trước đã tồn tại và hiện tại thì không. Điều này giúp ích rất nhiều cho chủ website có thể kiểm soát được dữ liệu backlink.
> Tìm hiểu thêm GSA SER để tối ưu Backlink tự động
4.7. Anchor text
Ở Majestic SEO, bạn có thể theo dõi mật độ dùng anchor text của mình. Sau đó đưa ra chiến lược dùng từ khóa an toàn.
Compare Tool có khả năng so sánh đến 10 domain cùng lúc
Compare Tool có thể cùng lúc so sánh đến 10 domain. Cũng khá giống như công cụ bên trên nhưng cách hiển thị tương đối dễ nhìn và so sánh chúng với nhau. Hơn nữa, điểm cao nhất của mỗi số liệu sẽ được tô màu đậm nhất.
> Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Addon SEOquake
4.9. Link Profile Fight
Link Profile Fight là biểu đồ link được hiển thị trên 2 trục CF và TF. Những chấm này càng dày và nhiều khi Web bạn càng nhiều liên kết. Các chấm nằm càng cao thì chất lượng càng tốt.
4.10. Campaigns
Đây là tính năng mới tuy nhiên cũng chỉ cung cấp thông tin tương tự dưới hình thức khác. Bạn hoàn toàn có thể thu thập từ nhiều page để so sánh chúng với nhau.
So sánh các số liệu của các page với nhau
> Tham khảo ngay Google Trends là gì?
4.11. Clique Hunter
Clique hunter được biết đến là cách tìm kiếm cơ hội xây dựng liên kết hiệu quả. Tính năng này sẽ toàn diện hơn vì Majestic SEO có nhiều backlink hơn những công cụ khác.
4.12. API liên kết
Tính năng API Majestic SEO cho phép kết hợp với một số công cụ khác rất tiện lợi:
- Trình duyệt Chrome/ Firefox
- Excel
- Webmaster tool/ Google Search Console
- Google Docs/ Sheets
- Buzzstream
- Rank Ranger
- Remove ‘em
- Advanced Web Ranking
Công cụ nào hỗ trợ xây dựng backlink tốt nhất?
Theo quan điểm từ các chuyên gia TIEN ZIVEN, không có công cụ nào là độc tôn. Bạn có thể thấy có nhiều công cụ phân tích backlink ngoài Majestic như Ahrefs, Moz Pro, SEMrush, Serpstat. Nhưng khi phối hợp tất cả các công cụ này bạn mới thực sự có một kế hoạch triển khai link building tốt nhất.
Kết luận
Như vậy, với những chia sẻ ở trên hy vọng các bạn đã có thể hiểu được Majestic là gì cũng như biết cách sử dụng công cụ này hiệu quả nhất. Không chỉ là công cụ chuyên sâu về backlink và backlink index, Majestic SEO còn là kho dữ liệu toàn diện nhất trong tất cả công cụ SEO. Do đó nó thực sự hữu ích cho những người làm SEO. Tham khảo dịch vụ SEO TIEN ZIVEN nào!
Nguồn tham khảo:
Đọc thêm bài viết:
- Submit URL là gì? Cách khai báo website lên Google
- Hướng dẫn sử dụng IFTTT hiệu quả