Khi vừa mới tiếp xúc với website và SEO, tôi luôn có một thắc mắc nhưng không dám hỏi ai vì nó khá là kỳ. Bạn có để ý rằng thẻ title cũng là tiêu đề, Heading cũng là tiêu đề.
Qua bài viết này, hy vọng có thể giúp cho những bạn giống “phiên bản trước đây của tôi” tiếp cận được những kiến thức hay và tự tin vào công việc SEO hay quản trị website. Nào, ta cùng tìm hiểu thẻ heading là gì? Vai trò và cách tối ưu thẻ heading tốt cho SEO nhé!
Tìm hiểu về thẻ H1 là gì và các nội dung liên quan
1. Thẻ heading là gì?
Thẻ heading là thẻ tiêu đề mô tả nội dung của phần nội dung mà nó đứng đầu (heading). Chẳng hạn như: thẻ heading 1 (h1) là thẻ mô tả cho toàn bài viết, heading 2 mô tả cả nội dung nằm trong nó.
Thẻ heading được chia thành 6 cấp bậc từ h1, h2, h3, h4, h5 và h6. Thẻ heading phân cấp như thế này hỗ trợ việc tổ chức nội dung một cách hợp lý, giúp người dùng dễ hiểu và nắm được nội dung nhanh chóng.
Về cấu trúc HTML, nội dung thẻ heading nằm trong các cặp thẻ với mức độ quan trọng tương ứng:
- Heading 1: <h1></h1>
- Heading 2: <h2></h2>
- Heading 3: <h3></h3>
- Heading 4: <h4></h4>
- Heading 5: <h5></h5>
- Heading 6: <h6></h6>
> Tham khảo ngay bài viết Tất tần tật về SEO!
2. Vai trò của thẻ Heading
Tổ chức nội dung trang web, nâng cao readability
Như đã giới thiệu, thẻ heading giúp tổ chức cấu trúc nội dung trang web chặt chẽ. Nội dung của trang web sẽ được các thẻ tiêu đề làm nội bật lên ý chính. Từ đó, nội dung của bài viết được xây dựng chặt chẽ và dễ đọc hiểu hơn.
Thân thiện với người dùng
Bên cạnh việc nội dung dễ hiểu và chặt chẽ, bạn nên kết hợp với CSS để làm nổi bật heading hơn. Hành vi đầu tiên của đa số người dùng khi vào các bài viết là đọc lướt.
Những gì họ lướt bao gồm các thẻ heading và hình ảnh trong bài. Vì bằng cách này họ sẽ nắm được sơ lược hết nội dung, sau đó sẽ quay lại phần cần thiết để đọc chi tiết. Từ đó hỗ trợ chiến dịch Marketing online của bạn tốt hơn.
Do đó, phân chia heading hợp lý cũng giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn.
Giúp công cụ tìm kiếm nắm được nội dung chính
Khá giống người dùng, công cụ tìm kiếm ưu tiên đọc nội dung thẻ heading trước thẻ đoạn văn <p>. Tối ưu thẻ heading phù hợp giúp trình thu thập dữ liệu hiểu được nội dung tốt hơn. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả SEO của trang web đó.
> Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng Yoast SEO
Chúng ta cùng sang phần tối ưu thẻ heading nhé!
3. Cách tối ưu thẻ Heading cho SEO
Thẻ heading cũng là một yếu tố trong checklist tối ưu SEO Onpage cơ bản. Nhưng mức độ quan trọng được xếp sau URL, Title tag và thẻ Meta Description.
Dưới đây là các tiêu chí tối ưu SEO dành cho từng loại thẻ heading.
- Heading 1: có chứa từ khoá SEO chính, độ dài không nên quá 550 px. Bạn có thể đặt title trùng với heading 1 hoặc khác, tuỳ ý định. Đặc biệt, H1 cũng cần mô tả nội dung cho bài viết và bổ trợ cho title và meta description.
- Heading 2: Có thể đặt 1 hoặc nhiều heading 2 trong bài viết. Tuy nhiên số lượng lý tưởng để người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu tốt là 3-5. Vì tầm quan trọng của H2 chỉ nằm sau H1 nên rất cần thiết để chèn từ khoá SEO vào. Những từ khoá này nên là từ khoá phụ, từ khoá LSI… Và đương nhiên là cần tránh nhồi nhét, làm mất tự nhiên nhé.
- Heading 3: Có tác dụng mô tả nội dung nằm trong heading 2. Số lượng không cố định, tuy nhiên bạn cần phân tách hợp lý để hỗ trợ người dùng hiểu tốt.
- Heading 4, 5, 6: tác dụng mô tả những nội dung nhỏ hơn. Tuy nhiên theo TIEN ZIVEN, nếu không là trường hợp bất đắc dĩ thì nên ít sử dụng. Với tầm quan trọng trong kỹ thuật không cao, nên bạn cố gắng đặt sao cho người dùng dễ hiểu là được.
Tối ưu thẻ Heading là yếu tố SEO cơ bản quan trọng thứ 4 mà TIEN ZIVEN muốn bạn hiểu
Tham khảo ngay Cách SEO hình ảnh
4. Một số lưu ý sử dụng thẻ heading khi viết bài SEO
- Một trang web chỉ có 1 thẻ H1. Từ khoá nằm trong thẻ heading 1 nên đặt ở vị trí đầu là tốt nhất. Và Heading 1 nằm trên tất cả nội dung còn lại khác.
- Các heading không nên đặt quá dài mà chỉ nên tóm lượt. Vì chi tiết đã có nội dung bên trong lo.
- Cần thiết sử dụng thẻ h1, h2, h3 cho tất cả các trang để có sự phân bổ hợp lý. Các thẻ h4, h5 và h6 không quá quan trọng nhưng vẫn dùng thêm nếu cần.
- Sử dụng các thẻ heading theo cấp bậc hợp lý. H1 > H2 > H3 > H4 > H5 > H6. Không nhảy cóc hay bỏ qua.
- Tham khảo và định dạng CSS cho các thẻ heading nổi bật hơn
- Nhớ đặt thêm thẻ <strong> hay <em> để nhấn mạnh thêm với công cụ tìm kiếm nhé
> Đọc ngay: Meta Description là gì?
5. Cách xem thẻ Heading đơn giản
Tương tự như thẻ title tag, thẻ heading cũng có 2 cách xem:
Xem với code HTML
Cách này phù hợp với những bạn am hiểu kỹ thuật. Tuy nhiên, xem thẻ heading bằng source code cũng không trực quan và thuận tiện.
Bạn có thể thử với:
- Truy cập vào trang web
- Ctrl + U (Hoặc click chuột phải > view source)
- Bật trình tìm kiếm với Ctrl + F
- Tìm với nội dung “<h”, lần lượt các thẻ tiêu đề sẽ được highlight lên.
Xem bằng SEOQuake
SEOQuake là công cụ kiểm tra Onpage vô cùng thông dụng. Bạn có thể theo tác như xem thẻ title:
Bước 1: Truy cập vào trang web muốn phân tích > Click chuột phải > SEOQuake > Diagnosis

Bước 2: Tới mục Heading > View more để xem được đầy đủ tất cả các thẻ heading trong trang.

Đọc thêm Alt text là gì? Thẻ Alt có vai trò gì trong SEO
Web Developer
Công cụ Web developer hỗ trợ rất tốt việc check các element ngay trên nội dung trang. Bạn có thể tải SEOQuake hay Web Developer tại https://chrome.google.com/webstore/category/extensions
Xem nội dung heading bằng cách:
- Cài đặt Web Developer như các extension thông thường
- Sau khi cài đặt xong, bạn nhớ Pin công cụ này để tiện sử dụng về sau
- Truy cập vào trang > Click vào biểu tượng bánh răng > Outline
- Tiếp theo, Chọn Show Element Tag Name và Outline Heading

Ngoài thẻ tiêu đề, bạn có thể tự tìm hiểu thêm nhiều chức năng khác của web developer.
Screaming Frog
Screaming Frog chắc chắn có thể giúp bạn xem các thẻ heading một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cách xem này không trực quan như cách 2 và 3. Bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này khi muốn triển khai kiểm toán nội dung.
Ở thiết lập mặc định thì SF chỉ hiển thị thẻ H1 và H2. Như vậy, để xem thẻ heading bằng Screaming Frog, bạn cần:
- Nhập domain của bạn muốn kiểm tra
- Đợi khi quét xong, chọn mục H1 và H2 để xem
> Tham khảo bài viết: Slug là gì?
Kết luận
Hy vọng tới đây bạn đã có thể nắm chắc kiến thức về thẻ heading là gì, vai trò cũng như cách tối ưu thẻ heading. Đặc biệt hơn, hãy lưu ý phân biệt được sự khác nhau giữa heading 1 và title tag. Nếu bạn học thêm được điều gì đó, hãy lan toả chúng giúp TIEN ZIVEN nhé. Cảm ơn bạn!
Nguồn tham khảo:
Tham khảo ngay khoá học Đào tạo SEO TIEN ZIVEN!
Bài viết đề xuất: