Đối với bất kỳ một nhà quản trị website nào thì Search Console là công cụ không thể thiếu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu Google Webmaster Tool là gì, cung cấp cho bạn chi tiết về hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools cũng như chỉ cho bạn cách tận dụng tối ưu công cụ tuyệt vời này.
Người quản trị website chứ không hẳn là SEOer mới cần tìm hiểu về Webmaster Tools
Website Administrator – Webmaster là từ sử dụng để chỉ người quản trị Web. Đây là người sẽ chịu trách nhiệm một Website. Webmaster có trách nhiệm là đăng ký, duy trì cũng như quản lý tất cả các yếu tố xảy ra trên Website. Mọi vấn đề của website đều do các Webmaster chịu trách nhiệm nhằm đảm bảo Website hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn.
Search Console hay Google Webmaster Tool là một công cụ theo dõi hiệu suất Website do chính Google cung cấp. Đồng thời giúp họ kiểm tra các sự cố xảy ra với Website. Google đã đổi tên của Webmaster Tools thành Google Search Console kể từ 20 tháng 5 năm 2015.
Google Search Console sẽ giúp bạn:
- Quản lí liên kết đến website
- Thông báo cho web nếu bị nhiễm phần mềm độc hại
- Nắm bắt được những từ khóa mà người dùng đang tìm, …
>>> Tìm hiểu ngay: SEO là gì?
2. Lợi ích khi sử dụng Search Console hiệu quả
- Phân tích được mối quan hệ giữa vị trí xếp hạng và nhấp chuột
- Hiển thị các truy vấn mà website bạn đang thu hút lượng traffic nhiều
- Báo cáo được tất cả các trang website đang liên kết với website
- Phân tích mức độ thân thiện của website với nhiều loại thiết bị, đặc biệt là điện thoại
- Đo lường các chỉ số Impression, Clicks, CTR,… hỗ trợ cho việc quản trị, triển khai SEO cũng như website audit
Bạn cần có một Gmail để đăng ký tài khoản Webmaster Tools. Tiếp đến, bạn truy cập vào link sau: https://search.google.com/search-console/about
- Bước 1: Chọn vào Bắt đầu ngay bây giờ để tạo tài khoản Webmaster Tools
- Bước 2: Tiến hành nhập tên miền của bạn vào rồi nhấn tiếp tục
- Bước 3: Công cụ Google sẽ cung cấp một đoạn mã theo dõi cho bạn để xác nhận đoạn mã này theo 3 cách
Màn hình Google Search Console yêu cầu nhập tên miền hoặc URL
Cách 1: Sử dụng tệp tin .html
Bạn bắt đầu với việc tải tệp tin .html xuống rồi upload lên thư mục gốc của website. Tiếp đến bạn đăng nhập vào hosting và upload file .html vừa tải về lên. Và nhấn Lưu
Cách 2: Xác minh bằng Google Analytics hoặc thẻ HTML
Đầu tiên bạn cần truy cập vào đường dẫn www.google.com/webmasters, sau đó đăng nhập bằng một tài khoản Gmail. Sau khi đăng nhập thành công thì Google Search Console sẽ đưa bạn đến trang chào mừng. Tại đây sẽ có 2 cách để xác minh website với Google cho bạn chọn. Hãy chọn ô khoanh đỏ bên tay phải như trong hình, và điền tên miền của bạn vào
Nhấp TIẾP TỤC, thì bạn sẽ được chuyển sang phần XÁC MINH.
Các lựa chọn Google đề xuất để xác mình chủ sở hữu website
Trường hợp bạn đã cài đặt Google Analytics trước đó Bạn sẽ dùng xác minh qua Google Analytics, quá trình xác minh rất đơn giản. Bạn cứ bấm vào ô Google Analytics → Xác Minh là thành công.
Hướng dẫn xác minh Search Console bằng Google Analytics
> Hướng dẫn sử dụng Google Analytics chi tiết
LƯU Ý: Để sử dụng cách xác minh bằng Google Analytics thì chính tài khoản email bạn đang dùng đăng kí Google Search Console cũng là tài khoản trước đó dùng đăng kí Google Analytics. Trường hợp CHƯA cài đặt Google Analytics trước đó. Với tôi, cách đơn giản để xác minh khi chưa cài đặt Google Analytics đó là XÁC MINH BẰNG THẺ HTML
Click vào vùng đỏ để nhận mã HTML để gắn vào website
Sao chép đoạn mã HTML, sau đó vào trang quản trị website WordPress của bạn. Cài đặt Plugin Insert Headers and Footers
Insert Headers and Footers là Plugin chuyên dùng để thêm code vào thẻ Head
Tiếp theo, vào Cài Đặt > Insert Headers and Footers
Làm theo hướng dẫn để xác minh tài khoản Webmaster Tools
Sau đó dán đoạn mã html xác minh Google Search Console vào ô Script ở Header và lưu

Cách 3: Cấu hình DNS trong quản trị tên miền để xác minh
Bạn tiến hành sao chép đoạn mã và tạo một bản ghi TXT trong quản trị cung cấp tên miền nơi mình đăng ký. Sau khi đã sử dụng một trong 3 cách trên để xác minh thì thông báo sau sẽ hiển thị khi bạn đăng ký thành công:
Thông báo xác minh đăng ký thành công
Như vậy, bạn đã có thể vào trong tài khoản Google Search Console của bản thân. Mới xác minh xong thì chưa có dữ liệu gì và để cập nhật dữ liệu thì phải mất đến 3 ngày.
> Bài viết đề xuất: ROI là gì?
4.1. Trang Overview
Sau khi hoàn thành kết nối, truy cập vào Search Console bạn sẽ thấy giao diện như hình dưới.
Trang tổng quan giúp nhà quản trị web đọc nhanh hiệu suất của website
Trang tổng quan giúp bạn có thể xem sơ lược 4 báo cáo quan trọng nhất của website:
- Hiệu suất thông qua số lượng click chuột
- Tình trạng sức khoẻ của website
- Trải nghiệm được đánh giá theo tiêu chí Google
- Cải tiến: Hiệu suất của snippet và Schema
4.2. Đọc phần thông báo của công cụ
Điều thứ 2 TIEN ZIVEN lưu ý bạn khi truy cập vào Search Console là bật bảng thông báo. Ở đây Webmaster Tool sẽ thông báo những sự cố nghiêm trọng cần được giải quyết nhanh.
Vị trí của mục thông báo thường bị người mới bỏ quên
Bạn chỉ cần bật, click vào nội dung thông báo và làm theo hướng dẫn.
Ví dụ về một số thông báo điển hình của Google Search Console
4.3. Hiệu suất trang web
Ở phần hiệu suất trang web, nếu website nào đã kết nối với nền tảng Google News thì cũng xuất hiện ở đây. Các thông số hiệu suất bạn cần lưu ý bao gồm:
- Số lượt Click
- Số lượt hiển thị
- Tỉ lệ nhấp chuột trung bình
- Thứ hạng trung bình (cho tất cả từ khoá đang hiển thị)
Bên dưới còn một số hiệu suất khác cần bạn tự nghiên cứu
> Giải đáp: bounce rate bao nhiêu là tốt?
4.4. Chức năng phân tích URL cụ thể
Có thể nói, tính năng này được nhiều SEOer sử dụng nhất Webmaster Tool để Submit URL lên Google. Ngoài ra, phía dưới Search Console còn báo cáo chi tiết tình trạng của webpage này.
Tính năng của Webmaster Tool được các SEOer dùng hằng ngày
4.5. Báo cáo về hiệu suất hiển thị
Tiếp theo, TIEN ZIVEN muốn bạn chú ý tới mục Lập chỉ mục trên Search Console. Ở đây sẽ có 3 mục chính bao gồm: Hiệu suất hiển thị, sơ đồ trang web và mục loại bỏ hiển thị.
Báo cáo về hiệu suất hiển thị website
Trong báo cáo về hiệu suất hiển thị của Website, cần lưu ý các thông tin:
- Số trang trong tình trạng cảnh báo
- Các trang trong tình trạng bị lỗi nghiêm trọng
- Phần thông tin chi tiết để khắc phục
4.6. Sitemaps
Đây là tính năng khai báo các sitemap xml của website bạn với Google. Mục đích công cụ này muốn Google ưu tiên crawl những trang có trên sitemap.
Dưới đây là một số sitemap cơ bản của website WordPress
Một website wordpress cài plugin Yoast SEO thông thường có các loại sitemap:
- Sitemap tổng: sitemap_index.xml
- Bài viết: post-sitemap.xml
- Trang: page-sitemap.xml
- Danh mục: category-sitemap
>>> Mời bạn đọc thêm bài viết Sitemap là gì để biết chi tiết hơn
4.7. Tính năng loại bỏ hiển thị
Sẽ có những trang bạn không muốn hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Nhưng đôi khi bạn thiết lập tag noindex sau khi bác Gồ cào thì trang vẫn hiển thị như thường. Và đây là lúc bạn cần tính năng này nhất của Webmaster Tool.
Chức năng Removals cứu cánh cho các webpage lỡ bị index
4.8. Hiệu suất trải nghiệm được Google đánh giá
Tổng quan Hiệu suất trải nghiệm được thể hiện ở Page Experience – Trải nghiệm trên trang. Đây là tính năng mới được cập nhật đầu năm 2021 để chuẩn bị triển khai thuật toán xếp hạng dựa trên trải nghiệm người dùng.
Bạn cần đảm bảo rằng Website của bạn thân thiện với các thiết bị di động.
Điều này đồng nghĩa với việc Mobile Usability đạt chuẩn xanh
Ngoài ra về Core Web Vitals là mục phân tích mới mà TIEN ZIVEN đã đề cập. Các chuyên gia SEO hay nói vui với nhau, chỉ có 2 trường hợp chỉ số URL thân thiện: 100% hoặc là 0%.
Nhưng đừng quá lo lắng, vì một số thị trường không thể tối ưu Core Web Vitals. Nên điều bạn cần làm là phân tích website đối thủ xem họ có làm tốt phần này hay không. Nếu có thì lúc này bạn hãy lo lắng và cải thiện chỉ số này.
4.9. Báo cáo về các Snippet Google đang hiểu
Mục Enhancements nói về các mục bạn cải tiến cho Website được hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Các mục Snippet ở đây gồm:
- Breadcrumbs
- FAQ
- Review snippets
- Hiển thị Sitelinks
- Videos
- Các dữ liệu cấu trúc không thể phân tích
Ở đây bạn chỉ cần lưu ý về các lỗi về Schema để khắc phục kịp thời
Chính Google cũng khuyên các nhà quản trị website phải khắc phục các lỗi về Structured Data nhanh nhất có thể.
4.10. Liên kết
Đây là nơi Google phân tích được tất cả các website liên kết với trang web của bạn. Nó bao gồm cả liên kết nội bộ, outbound links và backlinks. Xem thêm cách ứng dụng báo cáo này để tìm backlink bẩn để chặn tại bài viết: https://tienziven.com/seo/disavow-links/
Nơi này mới là vị trí Google hiểu chính xác website bạn đang liên kết với ai chứ không phải Ahrefs
4.11. Cài đặt
Tại đây bạn có thể quản lý những người có thể đọc các báo cáo và sử dụng chung Google Search Console.
Thêm hay loại bỏ người quản lý khác ở mục Người dùng và quyền
4.12. Hiệu suất cào website
Để truy cập vào mục báo cáo này, bạn cần nhấp vào nút mở báo cáo ở mục Biểu đồ cào (Crawl Stats). Mẫu báo cáo này đã hiển thị ở phiên bản Webmaster Tool trước đây. Nhưng mới được Google cập nhật lại ở năm 2020, thể hiện hiệu suất crawl data website được Google phản hồi. Tình trạng hiệu suất cào bạn cần quan tâm bao gồm:
- Tổng lượt đề xuất cào
- Thời gian cào trung bình
- Tổng dung lượng cào
- Tình trang Hosting: Trạng thái của Robots.txt, DNS, phản hồi Server
- Một số thông tin phân tích từ tổng lượt cào
Tình trạng sức khoẻ crawling của Google bot được thể hiện khá đầy đủ ở báo cáo này
4.13. Một số tính năng khác
Sẽ còn một vài tính năng Google Search Console không hiển thị trên Dashboard này. TIEN ZIVEN sẽ giới thiệu thông qua cách bài viết hướng dẫn sử dụng:
Tham khảo ngay dịch vụ SEO chuyên nghiệp của TIEN ZIVEN
5. Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Webmaster Tool là gì, biết được lợi ích cũng như cách sử dụng Google Webmaster Tools hiệu quả. Hãy khám phá công cụ này nhiều hơn. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan về Webmaster Tools. Chúc các bạn thành công!
Nguồn tham khảo: Cách sử dụng Search Console | Trung tâm Google Tìm kiếm
Bài viết cùng chủ đề: