RankBrain là một trong 3 yếu tố xếp hạng quan trọng của Google tác động đến kết quả SEO của truy vấn tìm kiếm. Vậy chính xác thì RankBrain là gì và hoạt động như thế nào? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay dưới đây!
Cùng TIEN ZIVEN tìm hiểu về Google Rankbrain
1. RankBrain là gì?
RankBrain là một hệ thống học máy (AI) giúp Google sắp xếp các kết quả tìm kiếm của họ.
Hệ thống này sẽ đo lường cách mà người dùng tương tác với các kết quả tìm kiếm và từ đó xếp hạng chúng sao cho phù hợp nhằm mang lại giá trị tối đa cho người dùng.
Ví dụ: Bạn tìm một từ khoá nào đó trên Google.
Khi Google trả về kết quả, bạn thấy tiêu đề và đoạn trích dẫn của kết quả thứ 3 rất thu hút nên đã nhấp vào để đọc chi tiết.
Tại đây, bài viết được trình bày rất chỉn chu, nội dung chất lượng và dễ hiểu nên bạn đã nghiền ngẫm rất nhiều phần của bài viết. Ngoài ra, bạn còn xem thêm một vài bài viết liên quan khác tại website này.
Lúc này, Google RankBrain sẽ để tâm hơn đến website này bởi những trải nghiệm tuyệt vời mà nó đã mang lại cho người dùng. Đồng thời, website ở kết quả thứ 3 sẽ có khả năng tăng thứ hạng.
Ngược lại, một người dùng khác khi nhấp vào kết quả đầu tiên (TOP 1) thì cảm thấy nội dung khá tệ, không đúng ý định tìm kiếm nên đã thoát khỏi trang sau một vài giây và sau đó nhấp vào kết quả thứ 3 để tìm nội dung chất lượng hơn.
RankBrain cũng sẽ nhận thấy điều này ở TOP 1. Nếu không chỉ một mà nhiều người cũng nhanh chóng thoát khỏi kết quả đó, Google sẽ thay thế vị trí số đầu tiên cho một website khác phù hợp hơn.
Vì vậy, để đo lường tương tác của người dùng, RankBrain tập trung vào hai chỉ số quan trọng, đó là:
- Dwell time: Thời gian người dùng dành cho trang web.
- CTR: Tỷ lệ phần trăm lượt tìm kiếm mà người dùng nhấp vào kết quả của bạn.
> Đọc ngay: thuật toán penguin là gì?
2. Chỉ số Dwell Time trong RankBrain
Dwell time là lượng thời gian mà người dùng Google sử dụng trên trang web sau khi nhấn vào kết quả tìm kiếm.
Một người đại diện Google Brain tại Canada đã xác nhận rằng: Google sử dụng Dwell Time như một tín hiệu xếp hạng. RankBrain sẽ có các đo lường khi ai đó nhấp vào một trang kết quả, ở lại trên trang và khi họ quay trở lại trang đó một hoặc nhiều lần nữa.
Một nghiên cứu chuyên ngành của SearchMetrics đã chỉ ra rằng: Dwell Time trung bình của các kết quả trên TOP 10 của Google là 3 phút 10 giây. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà các trang có chỉ số Dwell Time tốt thường được Google xếp hạng cao.
Google RankBrain rất chú ý đến Dwell Time.
Trong thực tế, lý do là RankBrain sẽ tăng hạng cho các trang có Dwell Time tốt. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu người dùng dành nhiều thời gian trên một kết quả nào đó thì rất có thể họ thích nội dung trên trang đó. Vì vậy, khi có một lượng người dùng nhất định cũng như vậy thì Google sẽ tăng thứ hạng cho kết quả đó, bởi Google muốn nội dung đó được xuất hiện ở vị trí thuận tiện hơn và người dùng của họ sẽ dễ dàng tìm thấy hơn.
> Tham khảo thuật toán E-A-T là gì?
3. Chỉ số CTR trong Google RankBrain
Đôi khi, RankBrain sẽ xếp hạng các trang cao hơn thứ hạng mà trang đó “đáng được nhận”. Có nghĩa là, giả sử trang của bạn không nhận được nhiều tín hiệu SEO tốt bằng các kết quả ở TOP 3 nhưng đôi khi RankBrain vẫn sẽ xếp hạng trang của bạn vào TOP 3.
Tạo sao Google lại làm như vậy?
Kỹ sư Google, Paul Haahr với slide bên dưới đã từng là chủ đề thảo luận sôi nổi của các SEOer. Ông nói rằng:
“Nếu trang đó (trang được RankBrain tạm thời xếp hạng cao hơn so với thứ hạng mà nó “đáng” có) nhận được CTR trên trung bình, chúng tôi sử dụng nó làm dấu hiệu cho thấy trang sẽ có được thứ hạng lâu dài tăng lên”.
Ví dụ về chỉ số CTR
Điều này cũng không quá khó hiểu, bởi nếu không có ai nhấp vào kết quả của bạn, tại sao Google giữ nó ở TOP 1 và ngược lại, nếu trang web của bạn có CTR cao vượt trội thì không có lý do gì Google lại đặt nó ở vị trí cuối cùng của TOP 10.
> Đọc ngay: Sandbox là gì?
4. RankBrain hoạt động như thế nào?
Google RankBrain có hai công việc chính. Đó là:
- Hiểu các truy vấn tìm kiếm (từ khóa)
- Đo lường cách mọi người tương tác với kết quả (sự hài lòng của người dùng)
4.1. RankBrain hiểu bạn đang muốn tìm kiếm điều gì?
Một vài năm trước, có 15% từ khóa mà mọi người đã nhập vào Google nhưng Google chưa từng thấy trước đây. Con số 15% dường như không nhiều nhưng đối với Google – công cụ tìm kiếm có hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày – thì đồng nghĩa là có đến 450 triệu từ khóa mà Google chưa từng “nghe” qua.
Vậy Google sẽ xử lý như thế nào với những từ khóa hoàn toàn mới, không chút đầu mối gì về Search Intent này?
Trước RankBrain, Google sẽ “đoán” bằng cách tìm các trang chứa các cụm từ có trong từ khóa. Hiện nay, với Google RankBrain có thể thực sự hiểu những gì bạn đang yêu cầu.
Rankbrain để hướng đến việc cung cấp một bộ kết quả chính xác.
RankBrain đã làm được như vậy bằng cách nào?
Nếu trước kia Google sẽ cố gắng đối sánh các từ trong truy vấn của bạn với các từ trên một trang thì nay RankBrain cố gắng để có thể thực sự tìm ra ý định của bạn. Google sẽ thực hiện đối sánh các từ khóa mà nó chưa từng thấy với các từ khóa mà Google đã từng thấy trước đây. Từ đó đưa ra những kết quả mà Google cho là nội dung mà người dùng đang muốn tìm kiếm.
Có thể nói, Google RankBrain vượt xa so việc khớp từ khóa một cách đơn giản. RankBrain biến cụm từ mà bạn tìm kiếm thành các khái niệm … và cố gắng tìm cho bạn các trang có đề cập đến khái niệm đó.
> Xem thêm Hummingbird là gì?
4.2. RankBrain đo lường xem người dùng có hài lòng hay không?
Như đã trình bày ở trên, RankBrain có khả năng hiểu biết từ khóa mới. Nhưng có một câu hỏi quan trọng khác: Với các kết quả được hiển thị cho một từ khóa nào đó, làm cách nào biết liệu chúng có thực sự là một kết quả tốt cho người dùng hay không?
Câu trả lời là RankBrain sẽ quan sát!
Cụ thể, RankBrain hiển thị một tập hợp các kết quả mà nghĩ bạn sẽ thích chúng. Sau đó, sẽ “quan sát” xem trang cụ thể nào (trong các kết quả đã hiển thị) được đa số người dùng thích và RankBrain sẽ tăng thứ hạng cho trang đó. Điều này cũng đồng nghĩa, nếu người dùng không thích kết quả nào thì sẽ bị giảm thứ hạng hoặc thay thế vị trí của trang đó bằng một trang khác.
RankBrain sẽ quan sát người dùng
Vậy, bạn có thắc mắc RankBrain “quan sát” như thế nào?
Thực ra Google RankBrain sẽ để ý đến cách người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm dựa trên tín hiệu trải nghiệm người dùng (tín hiệu UX), cụ thể các khía cạnh sau:
- CTR hữu cơ (Tỷ lệ nhấp không trả phí)
- Dwell Time (Thời gian trên trang)
- Bounce rate (Tỷ lệ thoát)
- Pogo-sticking (Chỉ số mô tả việc người dùng nhấn nút trở lại để tìm kết quả khác phù hợp hơn)
> Đọc thêm Thuật toán Panda và tìm hiểu thuật toán semantics là gì?
5. Kết luận
Hy vọng với những phân tích trên, bạn đã có thể hiểu RankBrain là gì cũng như cách thức hoạt động của nó. Từ đó, các kiến thức về Google RankBrain sẽ giúp bạn vận dụng tốt các kỹ thuật SEO, nhằm mang lại hiệu quả tối đa trong cuộc đua TOP 1 Google. Mời bạn tham khảo các bài viết khác cùng chủ đề SEO tại TIEN ZIVEN!
Nguồn tham khảo:
Đọc thêm bài viết tổng quan về SEO và xem ngay khoá học đào tạo SEO để nâng cao kỹ năng SEO thực chiến!
Bài viết cùng chủ đề: