Domain authority không phải là khái niệm quá mới mẻ trong SEO. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu thì không phải ai cũng biết Domain authority là gì và cách để có điểm DA cao. Đây được xem là một thước đo bạn có thể dựa vào để kiểm tra và phát triển website của mình. Hãy cùng TIEN ZIVEN tìm hiểu nội dung này!
Tìm hiểu về chỉ số DA, cách tăng DA
1. Domain authority là gì?
Domain Authority (DA) là điểm xếp hạng thẩm quyền website được phát triển bởi Moz. Nói cách khác, DA là chỉ số dự đoán khả năng xếp hạng của một trang Web trên SERPs (tức là trên trang kết quả tìm kiếm).
*(Moz là một công cụ nổi tiếng trong SEO, có nhiều tính năng phục vụ SEO website tổng thể hiệu quả)
Chỉ số DA đánh giá khả năng xếp hạng của một website theo thang điểm từ 0 đến 100. Nếu website đạt điểm cao thì bạn có thể hiểu rằng Moz đánh giá website đó có khả năng xếp hạng tốt. Điểm DA này được tính toán bằng cách xem xét nhiều yếu tố khác nhau mà có được.
Domain Authority có thể dùng so sánh các website với nhau hoặc theo dõi khả năng cạnh tranh xếp hạng của một trang web theo thời gian.
Bạn cần lưu ý rằng: Domain Authority là điểm xếp hạng của một bên thứ 3, mang tính chất tham khảo cho người làm SEO. Google không sử dụng số liệu này để quyết định thứ hạng của website.
> Xem ngay: SEO là gì trong marketing?
2. Cách hoạt động của DA
Tuy không phải là chỉ số do Google đưa ra, nhưng DA có thể giúp bạn đánh giá khả năng xếp hạng của website trên Google cũng như trên các công cụ tìm kiếm khác. Bạn có thể nhận ra điều này thông qua cách hoạt động của Domain Authority :
- Có hơn 40 tín hiệu được xem xét để tính toán điểm số DA
- Hầu hết các website có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm cũng sẽ có điểm DA cao hơn.
- Website có chỉ số Domain Authority cao hơn thường có lưu lượng truy cập nhiều hơn.
- DA được xem xét theo một quá trình nhất định chứ không đột nhiên tăng chỉ sau một đêm.
> Tham khảo Cách SEO Web TIEN ZIVEN
3. Cách check chỉ số DA
Để check chỉ số DA, bạn sử dụng các công cụ SEO miễn phí của Moz. Ví dụ như: Link Explorer, MozBar hoặc sử dụng phần SERP Analysis của Keyword Explorer…
Chỉ số DA check đơn giản với MozBar
Domain Authority cũng được tích hợp vào các công cụ khác của Moz như Moz Pro campaigns và API. Do đó, bạn cũng có thể check DA nếu đang dùng các công cụ đó. Ngoài ra, chỉ số này còn kết hợp vào rất nhiều các nền tảng SEO khác nên bạn cũng có thể sử dụng để kiểm tra điểm DA của website.
4. Cách tăng chỉ số Domain Authority
Tăng chỉ số DA là công việc rất cần thiết trong quy trình SEO và chắc chắn bạn sẽ cần phải làm không ít việc. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chuẩn bị một sự kiên trì mạnh mẽ để có thể xây dựng và tối ưu tổng thể nội dung website tuyệt vời.
Hơn nữa, bạn cần biết rằng: Khi website bạn đang có điểm DA từ 10 muốn lên 30 hoặc thậm chí là 40 sẽ không quá khó, những khi muốn khi tăng điểm DA lên trên 50 thì lại là một câu chuyện khác khó khăn hơn rất nhiều.
Hãy bắt đầu kế hoạch tăng chỉ số DA bằng các cách được gợi ý dưới đây!
4.1. Nội dung chất lượng
Để có điểm DA tốt, website của bạn cần phải có những nội dung thực sự chất lượng, độc đáo và có giá trị. Hãy nhớ rằng: “Content is King” (Nội dung là Vua) và chính nội dung mới là thứ có thể thu hút người đọc. Do đó, nội dung unique và liên quan có sự liên quan là điều quan trọng hơn nhiều so với tần suất đăng nội dung.
Nội dung không chỉ ở dạng văn bản, bạn nên sử dụng thêm hình ảnh, GIF và video để làm cho nội dung trở nên trực quan, sinh động và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, Infographic (đồ họa thông tin) cũng là một gợi ý rất hay vì chúng có thể giúp nội dung của bạn được mọi người chia sẻ nhiều hơn.
Nội dung là yếu tố cải thiện chỉ số DA quan trọng nhất!
Thông thường, một nội dung chất lượng cũng nên có dung lượng tốt (khoảng trên 1000 từ). Website của bạn nếu xuất bản các nội dung quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến điểm Domain Authority. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng bài viết dài phải đồng nghĩa với việc có nhiều thông tin hơn. Tập trung vào chủ đề của bài viết, đừng cố gắng viết dài một cách lan man và sáo rỗng!
Ngoài ra, bạn cần chú ý thêm những vấn đề sau để có một nội dung chất lượng:
- Không “copy – paste” nội dung. Xem thêm cách đăng ký DMCA để bảo vệ bản quyền nội dung.
- Ưu tiên dùng các từ đồng nghĩa để tránh lặp lại một từ quá nhiều lần trong bài viết .
- Biên tập và trình bày nội dung một cách chuyên nghiệp (rõ ràng, chỉn chu…)
4.2. SEO Onpage
On-Page SEO (tối ưu trên trang) cũng là một trong những công việc rất quan trọng cần phải làm để cải thiện điểm Domain Authority và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Có rất nhiều kỹ thuật trong SEO Onpage, tuy nhiên dưới đây là một số yếu tố cơ bản bạn cần lưu ý:
- Chọn từ khóa chính phù hợp và từ khóa này nên xuất hiện một lần trong đoạn đầu của bài viết.
- Tối ưu URL của bài viết: Hãy tạo một URL có cấu trúc ngắn gọn, thân thiện với SEO và chứa từ khóa chính.
- Tiêu đề nên chứa từ khóa chính (sẽ tốt hơn nữa nếu từ khóa chính là từ bắt đầu của Tiêu đề).
- Meta Description (Mô tả bài viết): Đừng để trống mà hãy viết có chứa từ khóa chính.
- Sử dụng các thẻ tiêu đề chính và phụ (H1, H2, H3…) để bài viết rành mạch và nổi bật các luận điểm chính.
- Mật độ từ khóa khoảng 1,5% (tránh tình trạng nhồi nhét từ khoá).
- Tối ưu SEO hình ảnh trong bài viết.
> Hướng dẫn lập chiến lược SEO
Tại sao phải tối ưu các liên kết nội bộ trong bài viết? Bởi các liên kết này sẽ giúp phân phối Link juice và Page Authority (PA), cho phép người dùng và Google thuận tiện trong việc thu thập dữ liệu nội dung và điều hướng trang web. Không những vậy, Internal Link còn giúp bạn tăng thời gian người dùng ở trên trang và giảm Bounce Rate (tỷ lệ thoát) một cách hiệu quả. Nếu bạn làm tốt, tất cả những điều này đều sẽ tác động tích cực đến điểm DA của website.
Bạn hãy tạo các điều hướng đến các bài viết có nội dung liên quan hoặc tương đồng với nội dung của bài viết hiện tại để người đọc có thể xem thêm nếu quan tâm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là đừng tạo các liên kết ngẫu hứng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Bạn có thể tham khảo cách bố trí các liên kết nội bộ hiệu quả tại các bài viết Wikipedia – website có điểm DA là 100.
4.4. Backlink chất lượng cao
Phải thừa nhận rằng, các backlink chất lượng không hề dễ kiếm, tuy nhiên giá trị mà nó mang lại không hề nhỏ, trong đó có việc tăng điểm Domain Authority. Có một sai lầm trong việc xây dựng các liên kết ngược này, đó là “lấy số lượng bù chất lượng”, tạo các backlink đơn giản chỉ trong vòng vài phút. Có nghĩa là, họ tạo rất nhiều backlink nhưng chất lượng của mỗi backlink lại thấp. Bởi điều này không làm tăng giá trị cho website mà đôi khi còn phản tác dụng, bị xem là spam link và từ đó làm tụt hạng của website trên Google.
Bên cạnh đó, cũng có những SEOer làm việc chăm chỉ để có được backlink chất lượng cao nhưng đáng tiếc lại không tuân theo nguyên tắc của Google. Việc vi phạm các nguyên tắc của Google khiến bạn gặp nhiều rủi ro hơn, ví dụ như bị mất vị trí thứ hạng cao, website bị Google phạt…
Vậy làm thế nào để tạo ra các backlink chất lượng một cách hiệu quả? Bạn có thể tham khảo các hướng dẫn sau:
4.5. Lan truyền nội dung trên mạng xã hội
Thực tế, hầu hết các trang web truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram… đều có Domain Authority cao. Việc chia sẻ content lên mạng xã hội sẽ giúp bạn tiếp cận thêm nhiều đối tượng mới. Nếu nội dung của bạn phù hợp và có giá trị, người dùng trên mạng xã hội sẽ tiếp tục chia sẻ chúng đến những người bạn hoặc cộng đồng của họ, content của bạn sẽ có sức lan truyền rất tốt.
Lan truyền nội dung lên các trang mạng xã hội giúp tăng thẩm quyền đáng kể
Hãy nhớ rằng: Kể cả content tốt nhất cũng cần được quảng bá. Nhưng không phải bằng cách spam mà nó cần được chia sẻ đến những nhóm người phù hợp và bằng một chiến lược tốt.
4.6. Sử dụng Guest Post
So với việc comment trên blog thì sử dụng Guest Post là một cách hiệu quả và an toàn hơn nhiều để bạn gia tăng uy tín của thương hiệu của mình, đồng thời thêm một lượng lớn traffic website. Tuy nhiên, việc sử dụng Guest Post để tăng Domain Authority cần được thực hiện một cách hệ thống và hợp lý. Tránh tình trạng nhồi liên kết, nội dung bài viết chất lượng thấp…
Nếu muốn khai thác tối đa các lợi ích đến từ Guest Post, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Không sử dụng Guest Post chỉ để có được nhiều liên kết hơn.
- Đăng Guest Post tại các website có DA cao sẽ tốt hơn.
- Tránh nhồi nhét backlink (bạn có thể sẽ bị Google phạt vì hành động này).
- Chú ý đến sự liên quan: Bài viết đăng Guest Post phải có nội dung liên quan, gửi đến website có chủ đề liên quan và sử dụng các liên kết có liên quan.
4.7. Backlink tự nhiên đến từ content chất lượng
Việc sản xuất những content chất lượng thực sự mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ mang đến những nội dung hữu ích và phong phú cho độc giả của bạn mà còn giúp website của bạn được các website khác quan tâm và muốn liên kết. Do đó, bạn sẽ có thể kiếm nhiều liên kết tự nhiên hơn cho website của mình.
Quả thực là như vậy, ví dụ bạn có một bài viết về khái niệm content marketing rất độc đáo, chính xác và dễ hiểu trên website của bạn. Tôi đang viết một bài về chủ đề digital marketing và nội dung có liên quan đến content marketing. Để bài của mình thêm thú vị và đầy đủ thông tin hơn, tôi giới thiệu và liên kết đến bài viết trên của bạn. Vậy là bạn đã có một backlink tự nhiên và miễn phí từ việc tạo ra content chất lượng.
4.8. Loại bỏ các liên kết xấu
Xóa bỏ các liên kết xấu, độc hại và spam cũng là một công việc quan trọng trong SEO và tăng điểm DA giống như việc tìm kiếm các liên kết chất lượng vậy. Bởi vì, sự tồn tại của các backlink tồi tệ sẽ ảnh hưởng đến vị trí website của bạn trên Google, nhất là khi chúng tồn tại với số lượng lớn.
Do đó, một cách thường xuyên, bạn phải kiểm tra là loại bỏ các liên kết xấu để giữ hồ sơ liên kết của bạn được “sạch sẽ”. Vì vậy, hãy dành thời gian đều đặn để từ chối các liên kết xấu đang làm hại trang web của bạn.
>> Tham khảo Checklist Thuật ngữ SEO 2021
4.9. Tên miền cần có thời gian để phát triển
Website hoạt động lâu năm có nhiều khả năng xếp hạng cao trên Google hơn so với các website mới. Và tuổi của tên miền cũng là một yếu tố giúp bạn có điểm DA tốt hơn.
Nếu website của bạn khoảng 3-4 tuổi và trong khoảng thời gian đó, bạn đã xuất bạn nội dung chất lượng một cách đều đặn, mang lại giá trị cho người dùng thì Google sẽ “tin tưởng” bạn hơn, đồng thời chỉ số DA cũng sẽ tăng.
Thông thường, tuổi đời càng lâu thì tên miền càng có thẩm quyền càng cao
Điều này cũng có nghĩa là, nếu tên miền chỉ mới 1-2 tháng tuổi thì bạn cũng đừng lo lắng nếu điểm DA thấp hay chưa được xếp hạng trên Google.
Hãy cứ tiếp tục chăm chỉ sản xuất nội dung, thứ bạn đang cần chính là thời gian. Vì vậy, sự kiên trì là điều mà bất kỳ blogger hoặc SEOer nào cũng nhất định phải có nếu muốn đạt thứ hạng cao và cải thiện DA cho website của mình.
4.10. Tần suất xuất bản nội dung đều đặn
Nếu bạn là người đã từng có kinh nghiệm làm blog hoặc quản trị website, chắc chắn bạn sẽ đồng ý rằng việc duy trì tần suất xuất bản nội dung là điều không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, nếu bạn đăng bài chất lượng một cách thường xuyên thì điều này sẽ giúp tăng Domain Authority cho website của bạn. Bạn nên nhớ: Điểm DA sẽ tăng nếu bạn liên tục đăng bài, nhưng nó có thể sẽ giảm nếu bạn không đăng.
Việc xuất bạn nội dung một cách đều đặn không chỉ giúp tăng DA mà còn có rất nhiều lợi ích khác, chẳng hạn như: tăng traffic, thêm backlink tự nhiên, tạo sự tin tưởng với khách truy cập, website luôn mới mẻ, tăng chuyển đổi…
> Đọc thêm: SERPs là gì?
5. Kết luận
Trên đây là các nội dung chi tiết về khái niệm Domain Authority là gì cũng như là hướng dẫn tăng DA hiệu quả để bạn có thể tham khảo áp dụng. Nếu website của bạn đang có điểm DA thấp thì hãy thử bắt đầu với những gợi ý ở trên. Hy vọng những thông tin này đã có ích với bạn. Chúc bạn thành công!
Nguồn tham khảo: Domain Authority: What is It & How Does It Work? – Moz
Tham khảo thêm bài viết về Thẻ Canonical! và khoá học SEO TPHCM TIEN ZIVEN