Hy vọng rằng bạn đã nắm được những kiến thức tổng quan về Google Ads trước khi đến với bài viết này. Vì bạn cần hiểu rằng đối thủ cạnh tranh của bạn cũng có thể chạy quảng cáo, thậm chí là tốt hơn bạn.
Tuy nhiên, mindset và mục tiêu chạy Ads mới là vũ khí giúp bạn vượt qua họ. Không để bạn đợi lâu, chúng ta cùng tìm hiểu về để tự chạy Google Adwords trong bài viết này.
Cách chạy quảng cáo Google AdWords hiệu quả
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho chạy quảng cáo Google Adwords
Khi tự chạy Google Adwords thành công, mẫu quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên trước khi bắt đầu, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Nội dung quảng cáo hấp dẫn
Nguyên liệu đầu tiên quyết định phần lớn hiệu quả của quảng cáo chính là nội dung. Khác với những hình thức khác, nội dung quảng cáo cần truyền thông điệp đến với khách hàng một cách cô đọng. Vì vậy, bạn cần chau chuốt cho câu văn, hình ảnh và ý tưởng để đảm bảo đạt được mục đích quảng cáo.
Trang đích đã được tối ưu
Trang đích (landing page) là trang sẽ hiển thị khi người dùng click vào quảng cáo. Việc tối ưu cho trang đích có ý nghĩa rất quan trọng với chiến dịch chạy quảng cáo Adwords. Với landing page đã được tối ưu, bạn có thể tiết kiệm chi phí chạy Ads cũng như điều hướng người dùng trở thành khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn. Một số tiêu chuẩn cơ bản để tối ưu trang đích trước khi tự chạy Google Adwords bao gồm:
- Đặt tiêu đề có chưa từ khoá với nội dung thu hút, kích tích người đọc
- Nội dung quảng cáo hấp dẫn và độ dài tối thiểu cần đạt là 800 từ để tăng thời gian tương tác.
- Từ khoá chạy quảng cáo cần xuất hiện đều đặn trong nội dung một cách tự nhiên
- Đảm bảo tốc độ load trang không ảnh hưởng trải nghiệm người dùng.
2. Hướng dẫn chạy Google Adwords hiệu quả
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, chúng ta bắt đầu hướng dẫn chạy Adwords nào! Đầu tiên, cũng như sử dụng các nền tảng khác của Google, bạn cần có sẵn một tài khoản gmail. Sau đó tiến hành đăng ký tài khoản Google Ads.
#1 Đăng ký tài khoản Google Ads
Đầu tiên, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản Gmail sau khi truy cập và click vào nút Bắt đầu ngay tại: https://ads.google.com/intl/en_VN/home/
Hướng dẫn cách chạy Google Ads hiệu quả
Bước 1: Lựa chọn mục tiêu quảng cáo phù hợp
Lựa chọn mục tiêu quảng cáo phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp
Hãy lựa chọn mục tiêu phù hợp với tình trạng doanh nghiệp của bạn nhất trong 3 option dưới đây:
- Tăng số lượng cuộc gọi điện thoại gọi tới doanh nghiệp. Lựa chọn này phù hợp với doanh nghiệp có phần lớn khách hàng liên hệ bằng điện thoại.
- Tăng số lượng khách hàng ghé qua vị trí thực của bạn. Option này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có hầu hết đơn hàng được chốt tại cửa hàng thực tế.
- Tăng lượt bán hàng hoặc lượt đăng ký qua trang web. Đây là lựa chọn phù hợp với các doanh nghiệp tập trung vào khách hàng trực tuyến.
Bước 2: Cài đặt doanh nghiệp của bạn. Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo những ô yêu cầu tương ứng
Bước 3: Thiết lập vị trí quảng cáo
Thiết lập vị trí để chạy AdWords hiệu quả hơn
Thiết lập khu vực hoạt động để chạy AdWords hiệu quả hơn bằng cách tiếp cận vị trí khách hàng tiềm năng của bạn. Ở bước cài đặt này, bạn cần cài đặt ở 2 Tab:
- Thiết lập vị trí theo bán kính. Khu vực nằm trong bán kính nhất định với trung tâm là doanh nghiệp bạn.
- Thiết lập vị trí cụ thể tùy chỉnh. Phần thiết lập này dành cho các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, hoặc có khả năng phục vụ nhiều địa điểm.
#2 Cài đặt phương thức thanh toán ngân sách quảng cáo
Thẻ ngân hàng Visa/ Mastercard có chức năng thanh toán quốc tế là bạn đồng hành với những ai tự chạy quảng cáo Google Ads lẫn Facebook. Do đó bạn cần chuẩn bị sẵn nhé! Bạn chỉ cần dành ra một buổi sáng là hoàn thành thủ tục đăng ký thẻ Visa Debit rồi.
Quay lại cài đặt, bạn cần tiếp tục thực hiện các bước sau:
- Click vào bánh răng để mở cài đặt > Lập hoá đơn và thanh toán
- Chọn Quốc gia và vùng lãnh thổ
- Nhập địa chỉ doanh nghiệp
- Chọn gửi và kích hoạt
Tiếp theo là thiết lập ngân sách thanh toán. Google sẽ gửi cho bạn những đề xuất, hoặc không, bạn có thể nhấn vào nhập ngân sách riêng để gõ mức mong muốn.
Chọn mức ngân sách phù hợp với mục tiêu đã đặt ra
Khi thực hiện đến đây có nghĩa là bạn đã hoàn thành cách cài đặt và thiết lập tài khoản quảng cáo chạy Adwords để mẫu quảng cáo của bạn có thể hiển thị trên Google. Ngoài ra, mẫu quảng cáo lúc này hiển thị phiên bản demo cho bạn hình dung.
#3 Thiết lập quảng cáo Google Ads
Để tiếp tục, bạn bắt đầu tiến hành setup cho quảng cáo.
Bước 1: Mở bảng các yếu tố cần cài đặt cho chiến dịch quảng cáo bằng cách: Tất cả chiến dịch > Chiến dịch mới > Tải cài đặt chiến dịch.
Giao diện quản lý của Google Ads
Bạn cần cung cấp 3 thông tin quan trọng bao gồm: Doanh số, Khách hàng tiềm năng và lưu lượng truy cập trang web.
Bước 2: Lựa chọn loại quảng cáo Google Ads mà bạn mong muốn. Các loại chiến dịch cho bạn bao gồm:
- Tìm kiếm
- Hiển thị
- Mua sắm
- Video
- Smart
Sau đó, nhấn Tiếp tục.
Tính năng lựa chọn loại chiến dịch giúp bạn chạy AdWords hiệu quả
Bước 3: Thiết lập chiến dịch. Ví dụ, bạn muốn tự chạy Google Adwords (Tìm kiếm). Nhập đầy đủ thông tin mà Google yêu cầu.
Nhập các thông tin được yêu cầu
Lưu ý: Mặc dù đang cung cấp sản phẩm cho người Việt, nhưng bạn cần chọn ngôn ngữ là cả Tiếng Việt và tiếng Anh. Nguyên nhân là vì một số trình duyệt mà người dùng Việt Nam đang sử dụng đặt mặc định ngôn ngữ là tiếng Anh. Lúc này, chạy quảng cáo Google Ads với thiết lập tiếng Anh mới được hiển thị.
#4 Thiết lập ngân sách
Mục này giúp bạn tối ưu chi phí chạy adwords hiệu quả hơn bằng cách đặt ngân sách cho mỗi ngày. Cụ thể, bạn có thể đặt là 100.000 VND hoặc 500.000 VND/ ngày
Thiết lập ngân sách
Nếu đây là lần đầu bạn tự chạy quảng cáo Google Ads, bạn nên chọn thiết lập Chọn giá thầu theo cách thủ công.
Thiết lập giá thầu
Tiếp theo, chọn 1 trong 4 dạng đối sánh cho từ khoá phù hợp. Bạn có thể hiểu rằng: đối sánh là phương thức mà từ khoá quảng cáo của bạn match với từ khoá truy vấn của người dùng. Google Ads cho bạn 4 lựa chọn:
- Đối sánh cụm từ (Nên chọn)
- Đối sánh rộng
- Đối sánh chính xác
- Đối sánh rộng có sửa đổi
#5 Đặt chi phí quảng cáo trên Google
Đến đây, bạn sẽ phải kiểm tra rằng với ngân sách trên, quảng cáo Google Ads của bạn sẽ chạy như thế nào? Chiến dịch có đang chạy hiệu quả hay không?
Bước 1: Lấy thông tin đo lường hiệu quả của chiến dịch theo thao tác: Tất cả các chiến dịch > Công cụ > Lập kế hoạch > Công cụ lập kế hoạch.
Lập kế hoạch chạy Google Ads
Bước 2: Thu thập gợi ý đầy đủ của Google về từ khoá và lựa chọn giá thầu. Nhập bộ từ khoá (đã được nghiên cứu) liên quan đến sản phẩm, lĩnh vực vào khung và nhấp Bắt đầu.
Sau đó, tiếp tục chọn Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm.
Công cụ lập kế hoạch từ khoá
Chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến giá thầu vì không phải cứ tiêu tiền là cách chạy Google Ads hiệu quả. Nếu không thì Google Ads không còn là sân chơi mà chúng ta có thể chen chân vào.
#6 Viết mẫu quảng cáo
Mẫu quảng cáo hấp dẫn có chức năng thu hút và làm tăng tỉ lệ click chuột cho quảng cáo. Do đó, cách chạy quảng cáo Google AdWords hiệu quả là phải đáp ứng các nhu cầu sau:
- Trước tiên là về độ dài của mẫu quảng cáo tối đa là 270 ký tự. Trong quá trình viết, bạn cần đối chiếu với phiên bản demo để đảm bảo quảng cáo không bị mất ý. Cụ thể: Tiêu đề có độ dài tối đa là 30 ký tự và có 3 tiêu đề; Phần mô tả bao gồm 2 đoạn, mỗi đoạn dài 90 ký tự.
- Ở tiêu đề và phần mô tả, từ khoá chính cần được xuất hiện 1 lần mỗi vị trí.
- Mẫu quảng cáo cần viết súc tích nhưng phải đủ thông tin giúp khách hàng dễ nắm bắt.
- Nêu ra những điểm nổi bật, lợi thế cạnh tranh để thu hút khách hàng.
- Không nên viết bằng ký tự đặc biệt vì điều này làm Google khó đánh giá.
- Vì mỗi loại thiết bị được hiển thị khác nhau nên nếu có thể chúng ta cần thiết lập mẫu quảng cáo theo từng loại thiết bị.
- Cố gắng chèn những thông điệp kêu gọi hành động – CTA – để kích thích người dùng.
Tối ưu quảng cáo theo cách Google đề nghị
#7 Tối ưu trang đích
Yếu tố quyết định tới tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng của bạn là trang đích. Vì vậy để chạy AdWords hiệu quả, bạn cần tối ưu trang đích hiệu quả, thân thiện với khách hàng.
Một số tiêu chuẩn mà trang đích cần đáp ứng bao gồm:
- Đáp ứng đúng kỳ vọng của người dùng.
- Cung cấp đầy đủ, minh bạch thông tin để khách hàng dễ nắm bắt.
- Tối ưu tốc độ tải trang.
- Tối ưu hiển thị cho nhiều thiết bị
- Hạn chế sử dụng popup để người dùng tập trung vào thông điệp trong landing page
- Tối ưu tiêu đề gây ấn tượng với độ dài không quá 65 ký tự.
- Đoạn mở đầu cuốn hút, làm nổi bật những thông tin quan trọng.
- Phân bổ cấu trúc nội dung hợp lý với các tiêu đề phụ
- Nội dung logic và cần được áp dụng các kỹ năng viết nội dung quảng cáo
- Nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu để sử dụng văn phong phù hợp
- Đặt nút Call To Action ở những điểm chạm phù hợp.
Để đảm bảo hiệu quả tối ưu trang đích, bạn cần tracking theo dõi nhằm đo lường tỉ lệ chuyển đổi.
Thiết lập chiến dịch remarketing nhằm tiếp tục theo đuổi những khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn. Những khách hàng này vì một số lý do đặc thù nên họ còn chần chừ và chưa đưa ra quyết định. Cụ thể, khách hàng còn đang trong giai đoạn tìm hiểu cũng như so sánh thông tin.
Remarketing giúp tăng nhận diện và uy tín cho thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được ưu tiên khi họ muốn mua hàng.
Bắt đầu thiết lập chiến dịch remarketing bằng cách:
- Lấy đoạn mã remarketing từ Google và đặt vào website.
- Đối với Google AdWords, yêu cầu để chạy được chiến dịch remarketing là có tối thiểu 1000 traffic/ 30 ngày.
- Đối với quảng cáo Google Display, yêu cầu tối thiểu là 100 user truy cập trong vòng 30 ngày.
#9 Theo dõi, đo lường và tối ưu quảng cáo
Đối với bất cứ chiến dịch digital marketing nào, đo lường và tối ưu luôn là bước cần được ưu tiên hàng đầu. Đối với quá trình tự chạy quảng cáo Google Ads, bạn cần theo dõi và đo lường:
- Tỉ lệ chuyển đổi từ tài khoản Google Ads
- Tỉ lệ chuyển đổi được Google Analytics thu thập
Để chạy quảng cáo Google hiệu quả , bạn có thể thực hiện theo những thủ thuật sau:
- Thay đổi mức giá thầu
- Xác định những từ khoá không hiệu quả và ngưng triển khai
- Đảm bảo ngân sách được phân bổ phù hợp
- Thêm hoặc phủ định truy vấn
- Có thể thiết lập chạy quảng cáo theo khung giờ
- Đặt ưu tiên loại thiết bị và địa lý
- Thử thay đổi mẫu quảng cáo để đo lường hiệu quả. Thậm chí bạn cũng có thể tạm tắt quảng cáo.
3. 7 Sai lầm khi chạy quảng cáo Google Ads
Như vậy, bạn đã hoàn thành xong hướng dẫn tự chạy Google AdWords. Tiếp theo, tôi sẽ phân tích cho bạn những lỗi thường mắc khi chạy quảng cáo Google để giúp bạn khắc phục hoặc hạn chế rủi ro.
Sai lầm cần tránh khi chạy Google Ads
Tư duy sai lầm: Chạy quảng cáo là có đơn hàng
Tư duy này được hình thành từ những khoá học Google Ads của nhiều chuyên gia. Họ kích thích bạn tham gia khoá học với bề nổi của việc tự chạy quảng cáo Google Ads để tăng đơn hàng.
Tuy nhiên, vai trò của Google Ads chỉ là phân phối mẫu quảng cáo của bạn đến tới khách hàng mục tiêu. Để đạt được tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng tốt còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chúng bao gồm:
- Chất lượng của trang đích
- Cách bạn thiết lập cho mẫu quảng cáo
- Thậm chí là cả yếu tố liên quan tới sản phẩm, dịch vụ của bạn như chất lượng, giá cả, thương hiệu…
Vì vậy, trước tiên, bạn cần định hình đúng tư duy khi tự chạy Google Adwords, xác định mục tiêu, KPIs phù hợp. Thay vì kỳ vọng cao rồi thất vọng khi kết quả không như mong muốn, bạn sẽ chuẩn bị chỉnh chu và liên tục tối ưu để nâng cao hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo.
Tự chạy quảng cáo mà chưa nắm nguyên tắc Google Ads hoạt động
Đây cũng là một trong các sai lầm phổ biến khi triển khai quảng cáo và nguyên nhân cơ bản khiến chiến dịch quảng cáo không đạt được kết quả gì cả. Lúc này bạn chỉ đang lãng phí ngân sách mà không biết được mẫu quảng cáo của mình hoạt động như thế nào.
Do đó, tham gia một khoá học, hoặc nhờ những marketer có kinh nghiệm hướng dẫn là điều cần thiết để chạy AdWords hiệu quả hơn
Tiếp đến là những sai lầm thường gặp trong quá trình triển khai.
Tập trung vào sai từ khoá, thu hút sai khách hàng tiềm năng
Cùng là từ khoá mà người dùng nhập vào Google để tìm kiếm, nhưng từ khoá Google Ads không phải từ khoá SEO.
Cụ thể, từ khoá cho kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO) có thể bao gồm cả nhu cầu về tin tức, hướng dẫn, thông tin, mua hàng, đặt hẹn… Tuy nhiên, từ khoá Google Adwords chỉ là một phần trong tập hợp trên.
Nghiên cứu từ khoá là việc phải làm khi chạy Google Ads
Vì vậy, bạn cần:
- Liệt kê tất cả từ khoá có thể mang lại chuyển đổi đơn hàng cho bạn
- Phân tích từng từ khoá về kỳ vọng, mức độ cạnh tranh
- Sắp xếp ưu tiên triển khai để tăng khả năng đạt được mục tiêu dài hạn.
Nghiên cứu từ khoá chưa đúng
Việc nghiên cứu từ khoá Google sẽ giúp bạn hiểu khách hàng mục tiêu của mình hơn để tiếp cận được họ và xây dựng trang đích thoả mãn nhu cầu. Từ đó, mẫu quảng cáo của bạn có khả năng chuyển đổi đơn hàng cao hơn.
Tuy nhiêu, phần lớn các nhà quảng cáo bỏ qua việc chia, phân tích từ khoá hoặc chia từ khoá không đúng.
Công việc của bạn là:
- Phân tích những từ khoá nào phục vụ cho nhu cầu gì
- Xác định các từ khoá mà có thể thoả mãn nhu cầu khách hàng với 1 trang đích
Không theo dõi và tối ưu quảng cáo liên tục
Việc tự chạy Google AdWords ngày càng trở nên phổ biến nên sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Nếu bạn bỏ qua việc theo dõi, đo lường để tối ưu quảng cáo thường xuyên thì mẫu quảng cáo của bạn sẽ mất đi phần nào tần suất hiển thị.
Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra hiệu suất, CTR, tỉ lệ chuyển đổi. Từ đó, tiếp tục tối ưu mẫu quảng cáo ở tiêu đề, nội dung để giữ được kết quả hiện có và tối ưu hiệu quả chiến dịch.
Trang đích không tốt hoặc không cố định
Những sai lầm ở trên chi nằm ở giai đoạn khách hàng vẫn còn ở tại trang kết quả tìm kiếm. Trang đích không chất lượng là nguyên nhân khiến khách hàng bỏ đi ngay khi bạn đã thuyết phục được khách hàng click vào mẫu quảng cáo.
Tình trạng mà tôi thường xuyên bắt gặp là trang đích không cố định, hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin mà khách hàng mong muốn.
Giải pháp là bạn cần có một kế hoạch triển khai cụ thể, landing page nào dùng cho từ khoá nào. Ngoài ra, bạn cần nghiên cứu chi tiết về nhu cầu của khách hàng mục tiêu để xây dựng trang đích có nội dung đáp ứng. Từ đó trang đích sẽ là cần câu đơn hàng hiệu quả của bạn.
Tối ưu landing page để chạy chạy AdWords hiệu quả
Đặt lòng tin ở sai đơn vị triển khai quảng cáo
Cuối cùng, khi bạn không tự tin về khả năng tự chạy Google AdWords nhưng lại thuê phải đơn vị không uy tín. Chắc chắn, kết quả bạn nhận được chỉ là “tiền mất, tật mang”. Cụ thể là bạn vừa bị mất tiền, và thương hiệu cũng có thể bị ảnh hưởng.
Dưới đây là một vài tiêu chí để bạn cân nhắc thuê đơn vị quảng cáo phù hợp:
- Tham khảo thông tin đơn vị từ nhiều nguồn để tránh những agency sử dụng thủ thuật Black Hat
- Yêu cầu minh bạch về thông tin, dữ liệu, quy trình
- Yêu cầu kế hoạch chi tiết và báo cáo định kỳ.
- Tham khảo mức đền bù, rủi ro. Vì những đơn vị uy tín sẽ có những điều khoản giúp bạn yên tâm mà chọn lựa họ.
Kết luận
Như vậy, bạn đã cùng TIEN ZIVEN tìm hiểu chi tiết hướng dẫn tự chạy Google AdWords. Hãy nghiền ngẫm cả phần nguyên liệu và những sai lầm cần tránh để có được cách chạy Google Ads hiệu quả.
Mong rằng những chia sẻ trên mang lại giá trị nào đó! Chúc bạn thu hút được nhiều khác hàng và đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn! Cảm ơn bạn!