Theo thống kê từ SimilarWeb, tổng lưu lượng truy cập vào Google trong 6 tháng tính đến tháng 11 năm 2021 là 89,36 tỷ. Con số này nói lên vị thế độc tôn mà Google đang thống trị trên toàn thế giới. Trong khi SEO Marketing trở nên ảnh hưởng hơn thì Google Ads cũng đang giúp nhiều doanh nghiệp tăng nhiều doanh thu từ nền tảng số.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn Google Ads là gì? Các hình thức của Google Ads cũng như tất tần tật về những vấn đề liên quan khác.
Google Ads là gì?
1. Google Ads là gì?
Google Ads (trước đây là Google AdWords) là một dịch vụ quảng cáo trả phí được Google cung cấp dưới hình thức văn bản hoặc hình ảnh tại trang kết quả tìm kiếm (Google AdWords) hay hiển thị trên website khác (Google Adsense).
Nguyên nhân mà Google Ads ngày càng phổ biến là vì nó giúp những thương hiệu tiếp cận với khách hàng tốt hơn. Google sẽ giúp những thông tin quảng cáo của bạn hiển thị cho những khách hàng đang có nhu cầu. Từ đó tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng được cải thiện và tăng lên rất nhiều.
Google đang cung cấp nhiều hình thức quảng cáo khác nhau để phù hợp cho nhiều mục đích như: tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu, tăng doanh thu. Hay cả những chiến thuật như: bám đuôi khách hàng và cập nhật xu hướng. Mời bạn tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo.
2. Các loại hình thức quảng cáo Google Ads
Các loại hình thức quảng cáo Google đến hiện tại bao gồm:
- Google Search Ads (thường được biết là: Google Adwords)
- Google Display Network (quảng cáo GDN)
- Google’s Video Youtube Ads
- Gmail Ads
- Google Shopping Ads
- Hiển thị lại với Remarketing List
Google Ads là một trong các hình thức quảng cáo trả phí (Paid Advertising)
2.1. Google Search Ads
Google Search Ads là hình thức quảng cáo hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Mực phí bạn cần trả phụ thuộc vào các tiêu chí của Google đặt ra để được thứ hạng cao hơn đối thủ.
Các tiêu chi tôi có nhắc tới bao gồm:
- Chất lượng trang đích: được đánh giá bằng điểm chất lượng của từng từ khoá
- Giá thầu: Đây là mức giá bạn chấp nhận chi trả để được ưu tiên hơn
Hình thức quảng cáo AdWords này giúp bạn tiếp cận đến các khách hàng đang tìm hiểu thông tin về sản phẩm hoặc thương hiệu. Nhờ đó mà bạn có thể bắt đầu xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng của mình.
2.2. Google Display Network
Google Display Network (GDN) là hình thức quảng cáo thông qua hiển thị banner trên các website là đối tác với Google. Hình thức này khá tương đồng với việc đặt quảng cáo, PR trên các website. Nhưng bạn không cần phải liên hệ trực tiếp với nhiều chủ site để thoả thuận mà Google đóng vai trò là trung gian.
Nhờ vậy, các banner quảng cáo của bạn được hiển thị ở mức vừa phải và đặt trên các website có chủ đề liên quan. Quảng cáo GDN sẽ phù hợp với mục đích tăng độ nhận diện thương hiệu trên các website liên quan. Đồng thời Google Display Network giúp bám đuôi remarketing vô cùng hiệu quả.
2.3. Google’s Video Youtube Ads
YouTube là một trong các mạng xã hội video lớn nhất toàn cầu với hơn 30 triệu người dùng mỗi ngày. Nền tảng YouTube vẫn xuất hiện quảng cáo GDN. Tuy nhiên Video Ads mới là nguồn doanh thu chính và mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp nhất.
Các loại hình quảng cáo trên YouTube
Vị trí xuất hiện quảng cáo YouTube thường là đầu và cuối video. Ngoài ra, một số vị trí hiển thị khác bao gồm: Kết quả tìm kiếm video, giữa video, trên thanh điều hướng… Tất nhiên để quảng cáo Video YouTube Ads hiệu quả, bạn cần chuẩn bị sẵn một video chất lượng với nội dung viral. Nhờ đó, hiệu quả từ quảng cáo mang lai càng nhiều và thu hút được nhiều khách hàng.
2.4. Gmail Ads
Gmail Ads là loại hình Google Ads hiển thị giống như một email mới trong hòm thư của Gmail. Hai vị trí đầu tại 2 tab Social và Promotion là vị trí Gmail Ads xuất hiện. Đây là sản phẩm quảng cáo mà Google muốn khai thác triệt để người dùng thường xuyên check email.
Do đó, loại quảng cáo này đặc biệt hiệu quả với các lĩnh vực về công nghệ, dịch vụ, sản phẩm có giá trị cao từ phân khúc tầm trung đến cao cấp. Ví dụ: bảo hiểm, ngân hàng, spa, bất động sản…
Nếu bạn là một quản trị viên website bán hàng, thương mại điện tử thì cụm từ Google Shopping không còn xa lạ trong vài năm gần đây. Đây là một loại quảng cáo gây sốt và mang lại nhiều lợi nhuận cho nhiều cửa hàng bán lẻ. Với hiệu quả tăng 35% CTR, ngân sách của Google Shopping Ads chỉ có 75% so với PPC. Và hiện tại hình thức quảng cáo Google này đang rất được ông lớn ưu ái.
Giá hiển thị của Google Shopping Ads hiện không quá cao và dễ dàng thiết lập được. Bạn cần đảm bảo một số yêu cầu để được hiển thị loại hình quảng cáo Google Ads này:
- Website/ doanh nghiệp có chính sách, chương trình đổi trả
- Thiết lập giỏ hàng (Website bán hàng)
- Có tính năng thanh toán trực tuyến
- Chứng chỉ SSL vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng.
Đây là một hình thức quảng cáo hiển thị chủ yếu trên nền tảng quảng cáo khác. Hãy thử nhớ lại một lần truy cập mua hàng gần nhất, sau đó bạn tìm kiếm một thông tin khác. Tuy nhiên các quảng cáo về sản phẩm của landing bạn đã truy cập vẫn xuất hiện trong tầm mắt của bạn.
Remarketing list được Google hỗ trợ nhằm theo chân các khách hàng đang có nhu cầu, bám đuôi để tiếp thị lại. Từ đó giúp tăng tỉ lệ mua hàng của người dùng và quá trình này được diễn ra nhanh chóng hơn.
3. Tại sao bạn nên áp dụng Google Ads ngay?
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Google Ads trong chiến lược digital marketing của bất kỳ doanh nghiệp. Đó là vì độ phủ sóng của Google trong đời sống sinh hoạt của chúng ta ngày càng lớn. Do đó, các nền tảng Google thu về được một lượng database đồ sộ để những nhà quảng cáo trả phí để khai thác nó.
Cùng chúng tôi điểm qua một vài lý do tại sao bạn nên sử dụng Google Ads.
Các lý do khiến Google Ads ngày càng được ưa chuộng
3.1. Hệ sinh thái của Google Ads có số lượng người dùng nhiều nhất
Các nền tảng Google đang thống lĩnh toàn cầu có thể kể đến bao gồm Google Search, Gmail, Youtube. Cụ thể, theo thống kê Netmarketshare, Google đang là công cụ tìm kiếm chiếm 72% tổng người dùng trên toàn thế giới.
Hệ sinh thái của Google có số lượng người dùng lớn hàng đầu thế giới, đồng nghĩa với việc dữ liệu của hành vi người dùng trên toàn thế giới được họ thu thập và phân tích. Nhờ vậy, sử dụng quảng cáo AdWords giúp bạn tiếp cận với nguồn dữ liệu khổng lồ này để hỗ trợ chiến lược digital marketing.
3.2. Quảng cáo Google đa dạng hình thức hiển thị
Như đã kể trên, TIEN ZIVEN đã giới thiệu đến bạn 6 hình thức quảng cáo của Google Ads. Trong tương lai thì số loại quảng cáo Google không chỉ dừng lại con số 6 và trở nên đa dạng hơn. Với nhiều loại hình quáng cáo, Google Ads giúp bạn tiếp cận với nhiều hành vi sử dụng internet hơn, nhiều khách hàng hơn.
Bạn có thể mở đầu chiến dịch digital marketing hiệu quả với việc chạy Google AdWords dưới các hình thức sau đây:
- PPC trên Google Search
- Gmail
- Youtube
- Google Maps
- GDN – Website đối tác
- Remarketing để thúc đẩy quá trình mua hàng
3.3. Google Ads hỗ trợ chiến lược marketing ngắn hạn hiệu quả, chỉ số ROI cao
Quảng cáo Google nhanh chóng mang lại kết quả. Không cần phải mất vài tháng để thấy được các kết quả đầu tiên như SEO, chỉ cần vài thao tác, bạn đã có thể hiển thị Google Ads và có thể nhận được kết quả ngay.
Vì điều này, Google Ads đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, những công ty đang muốn thực hiện chiến lược ngắn hạn để phục vụ cho chiến lược marketing dài hạn. Cụ thể, chi phí Google Ads được tính dựa trên các mục tiêu đấu thầu nên bạn không cần một ngân sách khổng lồ để triển khai quảng cáo Google. Hơn nữa, khi được sử dụng một cách hợp lý, chỉ cần một khoản chi phí vừa đủ đã giúp bạn thu về nhiều lợi nhuận. Do đó, Google Ads giúp tăng tỷ suất lợi nhuận ROI cao hơn.
Google Ads rất phù hợp cho các chiến dịch marketing ngắn hạn
4. Chi phí chạy quảng cáo Google Ads
Tuỳ thuộc vào loại quảng cáo Google Ads sẽ có một phương thức tính chi phí khác nhau. Bạn cần tìm hiểu chi tiết những phương thức này để dự trù ngân sách triển khai quảng cáo để đạt mục tiêu đề ra.
Nhìn chung, Google Ads không tính phí đối với những quảng cáo mà không được người dùng tương tác. Còn lại, các mục tiêu đấu thầu bao gồm:
- CPC – Cost per click: Tính phí trên mỗi lượt click
- CPV – Cost per view: Phí trên mỗi lượt xem
- CPM – Cost per mile (1000 impressions): Phí trên mỗi 1000 lượt hiển thị
- CPI – Cost per installation: Phí cho mỗi lượt cài đặt
- CPA – Cost per action: Phí tính theo mỗi hành động cụ thể
Ngoài các mức chi phí đấu thầu dựa trên mục tiêu trên, Google Ads còn tính chi phí dựa trên:
- Chất lượng landing page: Với những webpage tối ưu hoá bộ máy tìm kiếm tốt thì bạn không phải tốn nhiều chi phí để hiển thị tốt hơn đối thủ.
- Giá thầu: Giả sử trang đích có cùng chất lượng, thì ai chấp nhận trả giá cao hơn thì được Google ưu tiên hơn.
- Thị trường, lĩnh vực: Mức độ cạnh tranh của từng thị trường không giống nhau. Với các ngành cạnh tranh cao như bất động sản, xe hơi, dịch vụ cao cấp thì bạn phải bỏ nhiều chi phí hơn.
- Kết quả: Google còn dựa vào các tương tác của người dùng với quảng cáo để tính phí. Chi phí được thay đổi dựa theo CTR – tỉ lệ click, mức độ chuyển đổi, time on site – thời gian trên trang.
5. Quality Score, Adrank và cách Google Ads xếp hạng quảng cáo
Để vận hành được một hệ thống quảng cáo một cách hiệu quả, quảng cáo AdWords áp dụng những thuật toán để đánh giá dựa trên một tiêu chuẩn nhất định. Tìm hiểu về các thuật ngữ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân tại sao quảng cáo của bạn hiển thị không tốt bằng đối thủ dù sản phẩm của cả 2 là như nhau.
Quality Score
Quality Score còn được gọi là điểm chất lượng được Google Ads đánh giá chất lượng quảng cáo trên thang điểm từ 1 đến 10. Bạn cũng có thể hiểu rằng đây là mức độ giá trị mà quảng cáo phục vụ người dùng được Google đánh giá.
Thang đo mối tương quan giữa Quality score và CPC
Có 3 yếu tố chính xây dựng nên điểm chất lượng, chúng là:
- Keyword Relevant – Mức độ liên quan giữa từ khoá mà người dùng tìm kiếm so với quảng cáo
- User Experience – Trải nghiệm người dùng trên trang đích
- CTR – Tỉ lệ click chuột vào quảng cáo.
Adrank
Adrank là điểm quyết định thứ hạng mà Google xếp hạng cho quảng cáo của bạn và được tính theo công thức:
Adrank = CPC Bid x Quality Score
Trong đó:
- CPC Bid: giá thầu tối đa mà bạn đưa ra cho mỗi lượt click
- Quality Score: điểm chất lượng
Cách Google Ads đánh giá và xếp hạng quảng cáo
Sau khi tìm hiểu 2 thuật ngữ trên, có thể bạn đã phần nào đoán được cách Google Ads xếp hạng quảng cáo. Nguyên tắc là: Adrank càng cao thì quảng cáo càng có thứ hạng tốt.
Công thức tính Adrank
Dựa theo công thức tính Adrank, nếu điểm chất lượng của trang đích thấp thì bạn cần đặt giá thầu cao hơn. Và ngược lại, nếu bạn có khả năng tối ưu trang đích để có quality score tốt thì bạn không phải tốn nhiều chi phí.
Vì vậy, bạn chỉ có duy nhất 2 lựa chọn để vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn cải thiện thứ hạng:
- Tăng giá thầu nhưng thiết lập hạn mức tối đa cho quảng cáo AdWords
- Cải thiện chất lượng quảng cáo, tăng điểm chất lượng
6. Mối liên hệ giữa Google Ads và SEO
Bạn cần định hình tư duy rằng, mỗi hình thức digital marketing đều đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược dài hạn. Không có bất kỳ loại hình marketing nào là độc tôn và có thể thay thế hết tất cả các loại còn lại. Tương tự, Google Ads và SEO cũng vậy, chúng có vai trò bổ trợ nhau để đạt được mục tiêu marketing cho doanh nghiệp.
Trước tiên, bạn cần hiểu sơ về SEO. SEO là loại hình digital marketing được thực hiện bằng cách tối ưu hoá khả năng hiển thị của website trên kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Google Ads và SEO là hai công cụ bổ trợ cho nhau
Mời bạn xem qua các đặc điểm của từng loại:
Đặc điểm Google Ads
- Điểm mạnh: Dễ dàng thiết lập và có thể đạt hiệu quả trong thời gian ngắn.
- Điểm yếu: Tốn phí cho nhà cung cấp quảng cáo (Google). Vì vậy, cần có các phương pháp phù hợp để tối ưu ngân sách triển khai.
Đặc điểm của SEO
- Điểm mạnh: Có lượng lớn người truy cập ổn định và lâu dài từ kết quả tìm kiếm mà không trả phí cho Google.
- Điểm yếu: Tốn thời gian và công sức. Cần có chuyên gia kiểm soát và quản lý chất lượng để kế hoạch được diễn ra đúng hướng.
7. Nên bắt đầu với loại Google Ads nào trước
Nếu bạn có ngân sách khổng lồ thì chạy Google AdWords dưới tất cả các hình thức quảng cáo sẽ mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, một số lưu ý về phương thức triển khai Google Ads là:
- Với ngân sách lớn, GDN hiển thị bao phù sẽ giúp tăng nhận diện thương hiệu
- Với newbie, bạn cần tìm hiểu và triển khai 2 loại Google Ads: Google Search Ads và Google Display Network trước. Trong đó, Google Adwords dùng để tìm kiếm khách hàng, còn GDN có chứng năng remarketing.
Mời bạn tham khảo thêm video của chúng tôi:
Kết luận
Như vậy bạn đã cùng tôi tìm hiểu xong về tổng quan Google Ads là gì, những hình thức quảng cáo cùng những thông tin cơ bản khác. Tiếp theo, bạn có thể tìm hiểu chi tiết cho từng phần trong các bài viết dưới đây:
Mong rằng những kiến thức này có thể mang lại tư duy chạy Google AdWords đúng đắn và giúp bạn thành công. Cảm ơn bạn rất nhiều và hy vọng nhận được thêm nhiều sự ủng hộ từ bạn.