Opt-in và Opt-out list là những khái niệm không thể bỏ qua khi tìm hiểu về Email Marketing. Đó là vì danh sách email là nguyên liệu cơ bản nhất và ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch triển khai tiếp thị qua email và chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Qua bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu về opt-out và email Opt-in là gì, cách phân biệt chúng. Để từ đó, bạn có thể thực hiện kế hoạch email marketing hiệu quả.
Opt-in là gì
1. Danh sách Email Opt-in
Opt-in là gì?
Opt-in là sự tự nguyện của người dùng khi đăng ký nhận bản tin của thương hiệu thông qua email. Nhờ đó, bạn có thể gửi email đến họ mà không vi phạm quyền riêng tư. Những người dùng đồng ý nhận email sẽ được liệt kê vào một danh sách gọi là email opt-in list.
Phân loại email Opt-in
Có 2 loại danh sách email opt-in:
- Single opt-in: Đây là loại opt-in mà người dùng thể hiện sự đồng ý của họ chỉ 1 lần qua việc đăng ký tại trang web. Sau hành động này, những bản tin sẽ bắt đầu được gửi vào email của họ.
- Double opt-in: được hiểu đơn giản là hành động người dùng thực hiện 2 lần đồng thuận. Sau khi đăng ký nhận tin từ doanh nghiệp tại website, người dùng sẽ nhận một email xác thực hoặc một thao tác thể hiện sự đồng thuận thêm một lần nữa. Nếu tiếp tục chấp nhận, người dùng được đưa vào danh sách email double opt-in.
Opt-in thể hiện sự đồng ý của người dùng về việc nhận email quảng bá từ doanh nghiệp
Điểm mạnh của Email opt-in
Ưu điểm của danh sách email opt-in là những người trong danh sách này có sự ủng hộ nhất định với thương hiệu. Tỉ lệ nhận bản tin, mở email và hành động của họ rất cao. Nhờ vậy, đây là danh sách những khách hàng tiềm năng mà bạn cần khai thác và chăm sóc nhằm tăng ROI cho chiến dịch email marketing.
Điểm yếu của opt-in là gì?
Khó khăn trong việc mở rộng danh sách opt-in email là nhược điểm duy nhất của nó. Kế hoạch triển khai email marketing với danh sách opt-in sẽ chậm hơn. Do đó, bạn cần kết hợp triển khai với cả opt-out email.
2. Danh sách email Opt-out là gì
Opt-out là gì?
Trái ngược với danh sách email opt-in, Opt-out là hành động người dùng chủ động từ chối nhận bản tin từ doanh nghiệp. Cụ thể hơn, khi người dùng đăng ký sử dụng website, mua hàng, email của họ được thu thập và nhận bản tin từ thương hiệu.
Tuy nhiên, trong quá trình cung cấp email khi đăng ký, có một lựa chọn để người dùng từ chối nhận tin.
Opt-out thể hiện sự từ chối của người dùng
Ưu điểm
Khi người dùng thực hiện đăng ký hay hành động trên website, email của họ đã được thu thập. Nếu người dùng không quan trọng việc từ chối nhận tin, chiến dịch email marketing vẫn được thực hiện với email của họ. Do đó, Opt-out hỗ trợ xây dựng danh sách email nhanh hơn nhiều so với opt-in.
Ngoài ra, nghe có vẻ tiêu cực khi những người dùng chủ động từ chối nhận tin. Nhưng về lâu dài, họ nằm trong tệp người dùng tiềm năng. Đó là vì có khả năng họ sẽ đổi ý nếu có trải nghiệm tốt với thương hiệu hoặc nhận được những thông tin khuyến mãi, ưu đãi.
Nhược điểm
Tỉ lệ chuyển đổi của những email opt-out rất thấp. Nguyên nhân là vì những email gửi cho danh sách opt-out có nguy cơ nằm trong hộp thư quảng cáo, hoặc tệ hơn là spam. Người dùng dễ có ấn tượng xấu với thương hiệu vì họ nghĩ sao ta gửi email khi chưa được họ cho phép.
3. Cách thu thập email tối ưu
Không thể tách bạch rằng opt-in hay opt-out là phương pháp thu thập email tối ưu hơn cái còn lại. Bạn có thể sử dụng cả hai để xây dựng được những danh sách email phục vụ cho từng chiến dịch email marketing khác nhau.
Đâu là cách thu thập địa chỉ email tối ưu?
Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để bạn thu thập địa chỉ bằng email opt-in và opt-out có thể áp dụng:
- Càng nhiều trang hiển thị biểu mẫu Opt-in email càng tốt. Bạn có thể thiết lập cho toàn website, blog cá nhân để càng nhiều người nhận thức về nó.
- Thiết kế biểu mẫu opt-in và opt-out phù hợp với nhóm đối tượng, nội dung. Giả sử, đối với người dùng truy cập vào trang thông tin khuyến mãi sẽ có thông điệp khác với trang blog.
- Bên cạnh thu thập email, duy trì người đăng ký cũng rất quan trọng. Bạn có thể xây dựng những nội dung tiếp thị qua email phong phú và phù hợp với người nhận hơn.
- Đo lường và phân tích. Những con số về hành vi của người dùng như tỉ lệ mở email, tỉ lệ thực hiện hành động, tỉ lệ thoát… sẽ thể hiện insight của họ. Từ đó bạn đưa ra giải pháp kịp thời để cải thiện và tối ưu chiến dịch.
- Tận dụng sức mạnh của referral. Hay nói cách khác là nhờ người theo dõi giới thiệu thương hiệu đến bạn bè. Đây cũng là cách thu thập email vô cùng hiệu quả.
- Tận dụng triệt để những khả năng double opt-in. Những người dùng “đồng thuận kép” sẽ là những khách hàng tiềm năng cần được chăm sóc. Đó là vì họ là những người có khả năng thực hiện các hành động chuyển đổi cao nhất.
Do đó, mời bạn tìm hiểu thêm về double opt-in ở phần tiếp theo.
4. Email Opt-in kép (Double Opt-in)
Email double opt-in là danh sách khó xây dựng và cần nhiều nỗ lực nhất. Tuy nhiên, danh sách người dùng này mang lại tỉ lệ chuyển đổi rất cao và mang lại sự an toàn cho chiến dịch email marketing nhất. Do đó, ngại gì mà chúng ta lại bỏ qua nó phải không.
Double opt-in đang dần trở nên phổ biến
Ưu điểm
Danh sách email opt-in kép là những khách hàng “chất lượng” nhất. Họ là những khách hàng tiềm năng trong những đối tượng tiềm năng. Vì vậy, khả năng họ mua hàng hay thực hiện hành động rất cao.
Tỉ lệ email rơi vào spam rất thấp. Điều này giúp thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải tốt hơn. Qua đó, những chỉ số phản hồi tiệm cận với insight thật sự của người dùng.
Nhược điểm
Vì qua 2 “màng lọc” nên việc thu thập email cho danh sách email double opt-in bị hạn chế. Không có quá nhiều người dùng thực hiện xác thực lần thứ 2 vì đa số thấy tốn thời gian.
Kết luận
Dù Opt-in, double opt-in hay opt-out đều mang lại những lợi ích riêng. Lúc này, bạn cần thực sự hiểu khách hàng tiềm năng để biết được đâu là phương pháp phù hợp nhất. Từ đó, bạn có thể bổ sung cho danh sách email chất lượng và thực hiện chiến dịch email marketing hiệu quả hơn.
Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu được Opt-out và Opt-in là gì, một số mẹo nhỏ để áp dụng cho chiến lược email marketing của mình. Chúc bạn thành công!