Bài viết này TIEN ZIVEN sẽ hướng dẫn cho bạn cách triển khai một bài viết landing page dạng sale page để phục vụ cho việc chạy quảng cáo. Sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ nắm được bố cục 7 phần cấu tạo nên một bài landing page hiệu quả
Phần 1: THU HÚT ĐẦU TIÊN
Phần này mục đích là để khách hàng có ấn tượng đầu tiên, giúp bạn tạo bơm cảm xúc để khách hàng tiềm năng sẵn sàng đọc hết bài viết của bạn. Phần này tuy không phải là phần cốt lõi nhưng lại là phần quan trọng nhất để khiến khách hàng dừng lại đọc hết bài viết của bạn hay là out ra tìm bài khác để đọc.
Ở phần này, bạn có thể viết về nội dung chương trình khuyến mại đang diễn ra. Hoặc có thể viết về công dụng chính của sản phẩm. Hoặc có thể viết về lợi thế cạnh tranh mà chỉ sản phẩm của bạn có mà không ai trên thị trường có được
Ví dụ như:
- Hiệu quả trong 7 ngày sử dụng
- Giá rẻ nhất thị trường
- Bảo hành trọn đời
- Giúp bạn giải quyết vấn đề dứt điểm và cam kết hoàn tiền nếu không dứt điểm.
Phần 2: VẤN ĐỀ KHÁCH HÀNG GẶP PHẢI
Phần này, bạn bắt đầu viết về những nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải, những nỗi đau này không nhất thiết là phải là những nỗi đau trực thuộc mà sản phẩm bạn đang giải quyết. Ví dụ: Bạn đang cung cấp dịch vụ SEO tổng thể. Nỗi đau trực thuộc của dịch vụ này là khách hàng muốn lên TOP nhưng không làm được nên phải đi thuê Agency. Còn nỗi đau rộng hơn mà khách hàng gặp phải đó chính là việc marketing để tạo ra doanh số hoặc nhận diện thương hiệu và sau quá trình nghiên cứu hoặc chưa nghiên cứu mà nghe bạn bè, người thân giới thiệu về SEO, họ bắt đầu muốn tìm hiểu sâu hơn về dịch vụ này để thuê Agency triển khai. Vậy! những điểm chính trong phần này cần trình bày đó là.
- Khách hàng tiềm năng đang gặp khó khăn trong việc triển khai marketing
- Khách hàng tiềm năng đang phân vân giữa các giải pháp digital marketing
- Khách hàng tiềm năng cần tìm hiểu rõ ràng về SEO để có thể thuê Agency cho đúng đắn.
Hãy viết và phân tích 3 ý trên, tuy nhiên đừng viết quá sâu ở phần này. Ở phần VẤN ĐỀ KHÁCH HÀNG GẶP PHẢI này bạn chỉ cần khơi gợi nỗi đau để khiến họ cảm thấy bạn hiểu họ, từ đó họ sẽ tăng niềm tin và đọc tiếp bài của bạn.
Phần 3: VẤN ĐỀ CỦA THỊ TRƯỜNG.
Đây là phần bạn cần phân tích các vấn đề của thị trường đang vận hành trong ngành của bạn. Chắc chắn sẽ có những rủi ro nếu khách hàng không rành nghề. Ví dụ ở mảng dịch vụ SEO của mình thì vấn đề thị trường là các Agency sử dụng thủ thuật để SEO TOP, việc này giúp khách hàng tiềm năng thấy ngay kết quả nhưng về lâu dài thì website sẽ không ngóc đầu lên được vì bị Google phạt, dẫn đến bỏ luôn website thương hiệu đã gầy dựng bao năm.
Mục đích phần này là để giúp khách hàng có những lựa chọn đúng đắn.
Phần 4: ĐƯA RA GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Phần này bạn hãy cung cấp cho khách hàng tiềm năng giải pháp để giải quyết vấn đề của họ và đưa ra các lời khuyên bổ ích để nhận biết các vấn đề thị trường. Phần này bạn càng viết chi tiết càng tốt, nó thể hiện sự am hiểu của bạn trong ngành, từ đó khách hàng sẽ tin tưởng bạn hơn.
Phần 5: LIÊN HỆ SẢN PHẨM CỦA BẠN VỚI GIẢI PHÁP
Sau khi đã tư vấn cho khách hàng những giải pháp hữu ích, giờ đây bạn hãy lồng ghép sản phẩm của mình vào giải pháp đó một cách linh hoạt nhất. Trong phần đưa ra giải pháp liên quan đến sản phẩm bạn hãy giới thiệu theo trình tự sau:
- Giới thiệu về mặt vật lý của sản phẩm như tên gọi, hình ảnh sản phẩm.
- Giới thiệu về mặt công năng của sản phẩm
- Giới thiệu về lý do vì sao nên chọn sản phẩm làm giải pháp cho các vấn đề khách hàng đang gặp phải
- Giới thiệu về giá của sản phẩm
Phần 6: THỂ HIỆN SỰ UY TÍN
Sau khi khách hàng đã biết về sản phẩm và giá cả của bạn. Giờ đây, bạn cần gia tăng niềm tin khách hàng để họ dê dàng ra quyết định chốt sale.
Hãy giới thiệu sự uy tín của bạn như giấy chứng nhận, kết quả đã đạt được, độ hiệu quả của các khách hàng trước đó đã sử dụng sản phẩm của bạn, tem nhãn mác chính hãng v.v…
Phần 7: GIẢM THIỂU RỦI RO CHO KHÁCH HÀNG
Phần này, bạn cần đưa mức độ rủi ro mà khách hàng có thể cảm nhận về mức thấp nhất bằng cách tháo gỡ các khúc mắc. Hãy đặt mình vào khách hàng khi mua sản phẩm, họ sẽ cảm thấy “lo lắng” điều gì. Sự lo lắng phát sinh đa phần là bởi họ chưa rõ ràng hết mọi việc. Bạn có thể sử dụng bảng CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP để liệt kê ra hết nhưng câu hỏi mà khách hàng hay hỏi.
Bạn cũng có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách cam kết hoàn tiền nếu khách hàng không sử dụng được
Bạn cũng có thể đặt nút chat online ngay tại đây hoặc số điện thoại để khách hàng liên hệ ngay với bạn